AirAsia đổi tên thành Capital A, lấn sang mảng gọi xe và fintech

AirAsia sẽ đổi tên thành Capital A, phản ánh sự mở rộng từ mảng kinh doanh cốt lõi là hàng không sang dịch vụ đa ngành gồm gọi xe công nghệ và tài chính công nghệ (fintech).

“Chiến lược đằng sau việc đổi tên là giới thiệu một bản sắc công ty mới phản ánh tốt hơn các hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn hiện nay và các cam kết trong tương lai, cùng với sự chuyển đổi nhanh chóng của chúng tôi từ một hãng hàng không thành một tập đoàn dịch vụ phong cách sống và du lịch kỹ thuật số một cửa,”

Fernandes, Giám đốc điều hành của Capital A, cho biết trong một tuyên bố vào hôm 28/1. “Chúng tôi tin rằng tên công ty mới cũng sẽ nâng cao hơn nữa khả năng tiếp thị các sản phẩm của chúng tôi và thúc đẩy sự thành công của tập đoàn chúng tôi trong chặng đường dài.”

960x0-2-.jpg
Giám đốc điều hành Capital A Tony Fernandes có bài phát biểu trong một sự kiện thông báo về sự thay đổi trong tập đoàn nắm giữ tên công ty từ AirAsia Group tại Kuala Lumpur vào ngày 28/1/2022. Ảnh: Getty

Theo Forbes, trong khi hãng hàng không sẽ tiếp tục mang thương hiệu AirAsia, Capital A sẽ là công ty đầu tư cho các hoạt động kinh doanh mới của tập đoàn như giao hàng thực phẩm và bưu kiện, gọi xe và thanh toán kỹ thuật số.

Khi đại dịch COVID-19 kéo hãng hàng không chìm sâu hơn trong sắc đỏ, hãng đã chuyển hướng sang các doanh nghiệp kỹ thuật số để xây dựng một siêu thị cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ của Đông Nam Á như GoTo của Indonesia, Grab và Sea Group của Singapore.

Số lượng hành khách được vận chuyển bởi các liên doanh điều hành của AirAsia trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đã giảm 64% xuống còn 4,8 triệu vào năm 2021 so với năm trước, khi các chính phủ trên toàn thế giới thực thi các biện pháp phong toả mới trong bối cảnh gia tăng ca nhiễm COVID-19 mới, dữ liệu được công bố bởi công ty vào hôm 27/1 đã cho thấy. Lưu lượng khách hàng tăng trong quý cuối cùng của năm, với hành khách được vận chuyển tăng gấp đôi lên 2,7 triệu.

airasia-help.jpg

Ông Fernandes cho biết: “Chúng tôi đã xoay trục, chúng tôi đã chuyển đổi và chúng tôi có một kế hoạch 5 năm, trong đó doanh thu phi hàng không sẽ đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu của tập đoàn vào năm 2026. Một khi các hãng hàng không trở lại mức trước COVID trong tương lai gần, tất cả các ngành kinh doanh khác của chúng tôi sẽ được hưởng lợi đáng kể và tất cả sẽ tăng lên một tầm cao mới song song với nhau.”

Các hãng hàng không là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch khi các chính phủ trên khắp thế giới áp dụng lệnh ngừng bay và hạn chế việc đi lại qua biên giới để hạn chế sự lây lan của virus trong hai năm qua.

Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, các hãng hàng không toàn cầu sẽ lỗ khoảng 52 tỷ USD trong năm nay sau khi chịu khoản lỗ khoảng 138 tỷ USD vào năm ngoái.

Fernandes nói: “Mặc dù hai năm qua là những năm khó khăn và gián đoạn nhất trong lịch sử ngành hàng không thương mại, nhưng tôi vẫn chào đón năm mới với sự tự tin lớn hơn nhiều. “Du lịch hàng không nội địa đã bắt đầu phục hồi tại các thị trường chủ chốt của chúng tôi.”

Trong khi các chuyến bay quốc tế vẫn chưa trở lại mức trước COVID do sự lây lan liên tục của biến thể Omicron, Fernandes cho biết ông hy vọng các biên giới quốc tế sẽ dần mở lại vào cuối năm nay.

Fernandes và Kamarudin tiếp quản AirAsia vào năm 2001 để xây dựng một hãng hàng không giá rẻ giúp cho việc di chuyển bằng đường hàng không trở nên hợp lý. Các đối tác đã rớt khỏi bảng xếp hạng 50 người giàu nhất Malaysia năm nay.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương