Bài học từ thất bại trong việc phản ứng với đợt bùng dịch COVID-19 lớn của Đài Loan

Bị ảnh hưởng bởi những đơn đặt hàng vaccine và các vấn đề địa chính trị, có chưa đầy 3% trong số 23,5 triệu dân ở Đài Loan được tiêm chủng.

Tính đến nay, Đài Loan đã ghi nhận hơn 11.000 ca nhiễm và 260 ca tử vong, hơn 90% trong số này xuất hiện từ giữa tháng 5. Đài Loan lại đang cần sự trợ giúp, sau khi một đợt bùng phát bắt nguồn từ các nhân viên hàng không hồi tháng 4 đã khiến dịch lan rộng ra toàn hòn đảo. T

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã có bài phát biểu trên truyền hình từ văn phòng nhằm trấn an người dân rằng 750.000 liều vaccine mà Mỹ hứa hẹn sẽ sớm được giao đến.

Bài học từ thất bại trong việc phản ứng với đợt bùng dịch COVID-19 lớn của Đài Loan

Giáo sư Chen Chien-jen thuộc trung tâm nghiên cứu gen Academia Sinica cho biết, chính quyền nghĩ rằng họ đã kiểm soát được đại dịch nhưng tốc độ lây lan nhanh chóng của chủng Alpha lần đầu được phát hiện tại Anh, và bị choáng ngợp sau sự kiện siêu lây nhiễm hôm 9/5 – tức Ngày của Mẹ trên đảo là thực trạng đáng lo ngại. 

Trung tâm chỉ huy Phòng chống dịch bệnh trung ương (CECC) của Đài Loan cho biết đã tham vấn với các chuyên gia quốc tế và chính phủ các nước trong suốt đại dịch, nhằm phát huy khả năng chống chọi hiện có. 

Giáo sư Chi Chunhuei cho biết 11 tháng duy trì cuộc sống bình thường cùng bốn lần thoát nạn (chuyến ghé cảng của tàu Diamond Princess, một đợt bùng phát trên tàu hải quân Đài Loan, một phi công bị nhiễm bệnh hồi tháng 12, và ổ dịch ở bệnh viện Taoyuan hồi tháng 1) đã khiến cộng đồng và cả chính quyền “tự tin thái quá” về khả năng chống dịch của mình. Ngày 19/5, CECC đã báo cáo 264 ca nhiễm mới và yêu cầu Đài Loan nâng mức độ cảnh báo lên cấp 3 trong thang bốn cấp, hạn chế tụ tập, bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và đóng cửa các cơ sở kinh doanh giải trí và trường học, nhưng vẫn cho phép các nhà hàng tiếp tục đón khách ăn tại chỗ. 

CECC cũng khuyến khích những người sử dụng lao động bố trí cho nhân viên làm việc tại nhà, nhưng không bắt buộc thực thi, và cũng không lập tức công bố mức hỗ trợ tài chính cho người làm việc hay người chăm sóc từ xa.

Việc không có khả năng phân tích đầy đủ các xu hướng dịch bệnh, do sự tồn đọng hàng chục nghìn kết quả xét nghiệm từ 169 trạm xét nghiệm nhanh đã bị quá tải cũng làm tình hình phức tạp hơn. Đến cuối tháng 5, có thêm hàng trăm ca mắc COVID-19 mới được phát hiện thông qua xét nghiệm. 

“Từ quan điểm phân tích dữ liệu, tình hình thật căng thẳng,” Chase W Nelson, một nhà sinh vật học tính toán người Đài Loan tại Academia Sinica cho biết.

Lãnh đạo Cơ quan Y tế Đài Loan hiện nay là Chen Shih-chung gây tranh cãi khi nói rằng “sự tự mãn” của những người trẻ tuổi đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ lây lan virus ở nhóm này.

Sự bùng phát dịch ngày càng tăng ở cộng đồng người lao động nhập cư sinh sống trong các ký túc xá đông đúc đã dẫn đến những cáo buộc rằng chính quyền đã phản ứng quá chậm chạp để bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Các cuộc đối thoại ở Đài Loan hiện nay xoay nhiều quanh vaccine, nhưng đây là bài toán không dễ giải. Đài Loan vấp phải nhiều rắc rối hơn về việc mua vaccine, bao gồm cả những vấn đề về địa chính trị.

CECC cho biết đang nỗ lực hết mình để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng “sự tiếp cận công bằng với các loại vaccine có hiệu quả mới là giải pháp tối thượng nhằm kết thúc đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.”

Nhật Bản hiện đã chuyển hơn 1,2 triệu liều vaccine, và các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã bay đến Đài Loan vào tuần trước để thông báo về sự giúp đỡ của Mỹ cũng như nhấn mạnh vào sự ủng hộ của hai đảng lớn nhất nước với Đài Loan. Nhưng hơn hai tuần sau khi nâng mức độ cảnh báo lên cấp 3, số ca nhiễm ở Đài Loan vẫn chưa giảm mạnh. 

Giáo sư Chi cho rằng cấp độ 3 là đủ nghiêm ngặt, và hoài nghi khả năng thực hiện bất kỳ điều gì hơn thế của chính quyền, nhưng cũng nói rằng hiện không có thông điệp đủ rõ ràng về cách mà mọi người có thể tự bảo vệ bản thân khỏi cái mà ông gọi là “sự lây nhiễm vô hình” từ những người không có triệu chứng đang chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng.

Thanh Mai