Bạo lực gia đình: "Sẽ thật tốt nếu bạn lên tiếng, bởi cuộc sống của ai đó đang gặp nguy hiểm”

Bạo lực gia đình là một trong những vấn nạn phổ biến bị lên án gay gắt nhất, song thực tế, nhiều người đã chọn cách “ngó lơ” trước sự việc.

Tiến sĩ Joseph Leong, chuyên gia tư vấn tâm lý cấp cao của Promises Healthcare (Singapore), cho biết tại đất nước của ông, người dân sẵn sàng gọi cảnh sát nếu bữa tiệc ồn ào của hàng xóm khiến họ mất ngủ. 

Tuy nhiên, hầu hết lại im lặng khi nghe lỏm được một vụ lộn xộn, bạo hành của nhà bên cạnh. Theo Cơ quan Bảo vệ Trẻ em thuộc Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình (MSF), trong số các vụ ngược đãi trẻ em được thống kê, chỉ có 1,5% được người ngoài phát giác và báo cáo.

Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ nỗi sợ: sợ bị đánh giá sai, sợ trở thành tác nhân “phá hoại” gia đình người khác, hoặc sợ liên quan, dính líu đến cảnh sát. 

  Sợ “phá hoại” gia đình người khác là một trong những lý do khiến mọi người chọn cách im lặng. Ảnh: iStock.

Sợ “phá hoại” gia đình người khác là một trong những lý do khiến mọi người chọn cách im lặng. Ảnh: iStock.

Nhiều người cho rằng đây là thuộc về sự riêng tư của gia đình chứ không phải một vấn đề của xã hội. 

Số khác chứng kiến bạo lực gia đình, song lại phân vân liệu có nên gọi cảnh sát hay không. Họ lo sợ bản thân sẽ trở thành người bao đồng, bởi không chắc chắn đó chỉ là một tranh cãi bình thường hay là sự lạm dụng vũ lực để bạo hành. Và rồi những nhân chứng do dự tự hỏi bản thân có quá sớm để hành động?

Theo Mohamed Fareez, Phó Giám đốc tại Dịch vụ Cộng đồng AMKFSC (hỗ trợ gia đình & cộng đồng), bạo lực là cả một quá trình, bắt đầu từ việc nạn nhân có thể bị giam giữ tại nhà, hoặc bị lạm dụng bằng lời nói rồi tiếp tục phát triển thành bạo hành thể xác.

Do đó, nếu chỉ chăm chăm tìm kiếm, chờ đợi những dấu hiệu bạo lực được phát hiện ra, khả năng các nạn nhân bị tổn thương nghiêm trọng càng cao hơn. Nhìn thấy những vết bầm tím, nghe được tiếng la hét, thậm chí chứng kiến ai đó đang bị đánh nghĩa là mức độ trầm trọng đã đạt đỉnh điểm.

“Không chỉ hàng xóm, hãy để ý cả những đồng nghiệp, bạn bè xung quanh. Đây là những người đã thân thiết với bạn, do đó sẽ dễ dàng để nhận ra sự thay đổi hành vi của họ hơn”, Marcus Lim, người đứng đầu bộ phận Hỗ trợ Gia đình TOUCH (Singapore) chia sẻ.

Tiến sĩ Leong cho biết: “Hãy chú ý đến tần suất sự việc xảy ra, chẳng hạn như từ mỗi tháng một lần trở thành hàng tuần hoặc hàng ngày, hay các trận bạo lực đã ngày càng gay gắt và kéo dài hơn. Sẽ thật tốt nếu bạn có thể lên tiếng, bởi cuộc sống của ai đó đang gặp nguy hiểm”.

Hương Giang (Biên dịch)

Ngân hàng Thế giới cho biết Ukraina cần ít nhất 411 tỷ USD để tái thiết đất nước

Ngân hàng Thế giới cho biết Ukraina cần ít nhất 411 tỷ USD để tái thiết đất nước

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã ước tính, Ukraina sẽ tiêu tốn 411 tỷ USD trong 10 năm tới để phục hồi và xây dựng lại sau cuộc chiến với Nga, riêng chi phí dọn dẹp các đống đổ nát từ các thị trấn và thành phố bị tàn phá đã lên tới 5 tỷ USD.