Bất chấp giá bất động sản tăng, tính thanh khoản vẫn thấp

Nhà đầu tư này cũng nhận định hiện nay ai cũng sở hữu bất động sản, nhưng không nhiều người thực sự có tiền. Phần lớn họ đã bắt đầu dồn tiền mua bất động sản từ giữa 2020 (thời điểm dịch bệnh bùng phát). Bất chấp giá bất động sản tăng, tính thanh khoản vẫn thấp.

Năm 2021 tình hình dịch bệnh khó khăn hơn, công việc kinh doanh khó khăn, trong khi rủi ro lạm phát quá cao, thông tin về việc phát triển hạ tầng của nhà nước liên tục được triển khai, nên họ không những không ra hàng, mà còn tiếp tục mua thêm.

Chính vì vậy, trừ những người đã chốt lời ra được hàng và tiếp tục tái đầu tư, thời điểm này phần lớn họ đã bước vào giai đoạn cạn tiền. Một nhà đầu tư bất động sản tại TP.HCM, thị trường đang cho thấy nghịch lý các khu vực liên tục lập mặt bằng giá mới nhưng thanh khoản rất chậm. Ông phân tích người bán đã tính thêm phần trượt giá, tiềm năng phát triển hạ tầng và lợi nhuận vào giá trị tài sản, trong khi người mua lại kỳ vọng giá bất động sản giảm sau dịch bệnh nên chờ mua với giá bằng hoặc thấp hơn 5-10% so với giai đoạn quý II năm trước.

Do đó, người bán nếu không chịu áp lực vay sẽ không giảm giá, giữ luôn giá bán kỳ vọng làm mặt bằng giá mới. Giao dịch chỉ xuất hiện nhiều ở người bán bị áp lực trả nợ ngân hàng hoặc muốn thanh khoản nhanh nên chấp nhận bán bằng thời điểm giữa năm 2021 hoặc giảm tối đa 5% để có giao dịch.

Từ tháng 10, khi các quy định giãn cách xã hội được gỡ bỏ, thị trường nhà đất TP.HCM đã có sự thay đổi mạnh về giá với mức tăng 10-20% ở nhiều khu vực, đặc biệt là các quận, huyện như TP Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh... Giá đất trục đường Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức) đã tăng 80-100 triệu đồng/m2 trong khoảng 2 tuần vừa qua, nâng mặt bằng giá của trục đường này lên mức 450-500 triệu đồng/m2.

Tại khu dân cư Huy Hoàng gần đó với vị trí gần UBND TP Thủ Đức vốn có giá trước thời điểm dịch bệnh ở mức khoảng 160-300 triệu đồng/m2, các chủ đất cũng đã nâng giá 10-15 triệu đồng/m2 trong đầu năm nay. Nhìn trên toàn thị trường quận 2 cũ, các chủ nhà đất cũng đang rao bán các sản phẩm căn hộ, đất nền mới mức giá tăng 15-20% so với đầu năm 2021.

Ở huyện Nhà Bè, các lô đất ở một số dự án đất nền như khu dân cư Phú Xuân, khu dân cư Cotec... thời điểm tháng 3/2021 có giá chỉ khoảng 33 triệu đồng/m2. Đến nay, giá thấp nhất tại các dự án này đã lên đến 40 triệu đồng/m2, tương đương tăng khoảng hơn 20%. Kết quả đấu giá đất tại Thủ Thiêm là một thông tin gây sốc với giới đầu tư. Đây là cơ sở để những ai đang sở hữu bất động sản tại những khu vực quanh Thủ Thiêm nói riêng và khu Đông TP nói chung có niềm tin hơn vào sự tăng trưởng giá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhấn mạnh giá đất trúng đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm quá cao có thể tác động tiêu cực lan tỏa đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng "bình thông nhau", gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu kéo giảm giá nhà ở thương mại.<

Phân tích thêm về việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ việc một m2 đất ở Thủ Thiêm có giá 2,4 tỷ đồng, trong khi hạ tầng chưa đồng bộ so với khu vực quận 1 là "bất thường". Giá đất khu vực đường Nguyễn Huệ - theo Bộ trưởng - ở vào khoảng 1-1,5 tỷ đồng/m2.

"Kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường", Bộ trưởng Phớc nói. Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản TP.HCM đã bị "nén" sau một thời gian dài do nguồn cung khan hiếm và tác động của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh khiến dòng tiền của các nhà đầu tư lúc này đang chuyển hướng sang bất động sản như một kênh trú ẩn trong 1-2 năm. Chính vì vậy, cùng với kết quả đấu giá 4 lô đất tại Thủ Thiêm, mức độ quan tâm bất động sản và lượng giao dịch sẽ tăng trong năm 2021.

Tổng Hợp