Theo DW, biến chủng SARS-CoV-2 Lambda (hay còn gọi là C.37)hiện chiếm 82% số ca mắc mới tại Peru, được cảnh báo nguy hiểm hơn chủng Delta vì khả năng kháng vaccine. Loại biến chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Peru.
Lambda có 7 đột biến trong protein mà virus sử dụng để lây nhiễm sang tế bào người. Có đột biến L452Q, tương tự L452R đã được phát hiện ở biến chủng Delta. Các nhà khoa học cũng nhận thấy vaccine Covid-19 có thể không đủ khả năng bảo vệ cơ thể chống lại biến chủng Lambda.
Ngày 17/6, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại Lambda là “biến chủng đáng quan tâm”, dễ lây hơn và khó điều trị, có thể tăng khả năng diễn biến nặng ở các bệnh nhân. Dù vậy nó vẫn thấp hơn các biến chủng "đáng quan ngại" là Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351), Delta (B.1.617.2) và Gamma (P.1).
Lambda được phát hiện là vào tháng 8/2020, đến nay đã có ít nhất 29 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 7 nước ở Mỹ Latin đã ghi nhận biến chủng này.
Nhà virus học Pablo Tsukayama và cộng sự tại Đại học Cayetano Heredia (Lima) đã lần ra dấu vết của biến chủng Lambda ở Peru. Theo ông, C.37 thậm chí có tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến chủng nCoV mà WHO lo ngại. Dù vậy, ông cho rằng còn nhiều điều phải nghiên cứu về biến chủng này, không có cách nào khác ngoài việc tiêm chủng vaccine Covid-19 thật nhanh để đạt miễn dịch cộng đồng.
Một số quốc gia tiêm vắc xin trị không đúng biến chủng corona
Nếu virus ngày càng thích nghi với vật chủ con người, đến một thời điểm nào đó kháng thể sẽ không còn tác dụng bảo vệ.