"Năm ngoái, tôi đang trò chuyện với một nhà tạo mẫu mới về mục tiêu phục hồi mái tóc xỉn màu và xơ xác của mình. Tôi cũng chia sẻ với cô ấy rằng, gần đây tôi bị u xơ tử cung (đã được phẫu thuật cắt bỏ) gây chảy máu nhiều đến mức tôi cần phải truyền máu. Cô ấy lưu ý rằng những sợi tóc khô, chậm phát triển của tôi có thể liên quan đến tình trạng mất máu và khi kiểm soát được tình trạng này, tôi có thể thấy sự thay đổi trên tóc của mình.
Tôi đã liên hệ với bác sĩ da liễu và bác sĩ sản phụ khoa để xác nhận, hóa ra cô ấy hoàn toàn đúng. Có một mối liên hệ lớn giữa chuyện kinh nguyệt ra nhiều với tình trạng rụng tóc và tóc mọc chậm". Đây là câu chuyện được Kara Jillian Brown - biên tập viên mảng sức khỏe làm đẹp chia sẻ trên trang Good and Well.
Có một mối liên hệ lớn giữa chuyện kinh nguyệt ra nhiều với tình trạng rụng tóc và tóc mọc chậm. Ảnh: Well+Good |
Những biểu hiện được gọi là kinh nguyệt ra nhiều:
- Chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
- Máu kinh thấm ướt băng vệ sinh, phải đổi miếng mới trong chưa đầy một giờ, liên tục trong vài giờ liên tiếp.
- Phải sử dụng cùng lúc nhiều miếng băng vệ sinh mới có thể kiểm soát lượng kinh nguyệt.
- Cần phải thay băng trong đêm.
- Máu kinh nguyệt chứa nhiều cục máu đông lớn.
Theo Mayo Clinic, kinh nguyệt ra nhiều có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Trong khi đó, sắt cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, là chất giúp oxy kết dính để nó có thể được vận chuyển khắp cơ thể. Và nang tóc cần oxy để phát triển mạnh.
Tiến sĩ Jessica Shepherd, một bác sĩ sản phụ khoa tại Mỹ cho biết: "Mọi thứ trong cơ thể bạn đều cần oxy. Cơ thể cũng rất thông minh, nếu bạn bị thiếu hụt huyết sắc tố để vận chuyển oxy thì nó sẽ cung cấp oxy đến những bộ phận cần thiết nhất. Các cơ quan chính của bạn cần oxy nhiều hơn, vì vậy bạn sẽ thiếu oxy đến các nang tóc và đó là lúc bạn thấy tóc mọc chậm hoặc rụng tóc nhiều".
Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể là kết quả của u xơ tử cung - sự mất cân bằng hormone. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là tìm ra gốc rễ của vấn đề. Tiến sĩ Shepherd, đồng thời là giám đốc y tế của Verywell Health, cho biết: "Nếu thiếu sắt, một số người có thể cần truyền máu, một số người có thể bổ sung sắt".
Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể là kết quả của u xơ tử cung - sự mất cân bằng hormone như PCOS, lạc nội mạc tử cung... Ảnh Shutterstock |
Trong khi đó, tiến sĩ Dina Strachan, một bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận ở thành phố New York, cho biết, có những điều bạn có thể làm để thúc đẩy sự phát triển của tóc, chẳng hạn như thử dùng các chất bổ sung chăm sóc sức khỏe cho tóc.
Tiến sĩ Strachan nói: "Tôi coi những điều đó giống như việc thay đổi đất hơn. Ví dụ, nếu cây bị nhiễm nấm, bạn có thể điều trị nấm nhưng cũng cung cấp cho cây một loại đất mới giàu dinh dưỡng". Cô cho biết thêm: "Cung cấp cho nó chế độ dinh dưỡng tốt cũng có tác dụng tốt. Điều tương tự cũng xảy ra với tóc của bạn - bạn phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ, nhưng việc bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng có thể giúp ích cho mọi việc".
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là đi khám bác sĩ để xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ gây chảy máu nhiều. Bằng cách đó, bạn có thể tránh được tình trạng thiếu máu tới da đầu.
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là đi khám bác sĩ để xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ gây chảy máu nhiều. Ảnh minh họa |
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nhiều vẫn chưa được biết rõ, nhưng có thể có liên quan đến một số nguyên nhân như sau:
- Nội tiết tố bị mất cân bằng: Trong một chu kỳ kinh nguyệt điển hình, có sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone. Điều này kiểm soát sự tích tụ của niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung (còn được gọi là nội mạc tử cung) bong ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố mất cân bằng, lớp niêm mạc này trở nên quá dày và bong ra dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu bất ngờ giữa các kỳ kinh.
- Vấn đề với buồng trứng: Đôi khi trứng không rụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi điều này xảy ra, cơ thể không tạo ra hormone progesterone như thường lệ trong chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố và có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu bất ngờ giữa các kỳ kinh.
- Polyp tử cung: Những khối u nhỏ này trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài. Chúng có thể gây chảy máu giữa các kỳ kinh. Polyp cũng có thể gây ra rong kinh hoặc chảy máu sau mãn kinh.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nhiều vẫn chưa được biết rõ. Ảnh minh họa |
- Biến chứng khi mang thai: Kinh nguyệt ra nhiều có thể là do sẩy thai. Một nguyên nhân khác gây chảy máu nhiều khi mang thai bao gồm vị trí bất thường của nhau thai. Nhau thai có thể quá thấp hoặc che phủ lỗ mở tử cung. Tình trạng này còn được gọi là nhau tiền đạo.
- Bệnh ung thư: Ung thư tử cung có thể gây chảy máu tử cung bất thường, chảy máu kinh nguyệt nhiều. Những bệnh ung thư này có thể xảy ra trước hoặc sau thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ từng có xét nghiệm Pap bất thường trước đây có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
- Rối loạn chảy máu di truyền: Một số rối loạn chảy máu xảy ra trong gia đình có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.
- Sử dụng các loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài chu kì kinh nguyệt. Chúng bao gồm các loại thuốc nội tiết tố như thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin. Những loại thuốc này thường giúp giảm chảy máu kinh nguyệt nhưng đôi khi gây chảy máu bất ngờ giữa các kỳ kinh.
- Các bệnh khác: Một số tình trạng bệnh lý khác có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng, bao gồm như bệnh gan, thận và tuyến giáp.
Phụ nữ uống nước này ngày "đèn đỏ" sẽ "giải độc" tử cung và điều hòa kinh nguyệt
Dưới đây là những thức uống mà bác sĩ Samreen Said (bác sĩ được đăng ký bởi Hội đồng Dược phẩm Punjab, Ấn Độ) khuyên nên dùng trong kỳ kinh nguyệt.