Các công nhân ngư nghiệp của Đông Nam Á bị bỏ sót trong cứu trợ COVID-19

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào hôm thứ Ba cho biết, các công nhân ngư nghiệp của Đông Nam Á đã bị loại khỏi các chương trình hỗ trợ của các chính phủ nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 và điều này đã làm cho cuộc sống của những người này trở nên khó khăn hơn.

Việc thiếu dữ liệu đáng tin cậy về lực lượng lao động và các điều kiện của ngành này đã góp phần khiến người lao động nhập cư không nhận được hỗ trợ tài chính như trợ cấp cứu trợ và trợ cấp thất nghiệp, theo báo cáo có tiêu đề “Biển động: Tác động của COVID-19 đối với công nhân đánh cá ở Đông Nam Á ”.

372816569.jpg
ILO: Các công nhân ngư nghiệp của Đông Nam Á bị bỏ sót trong cứu trợ COVID-19.

ILO, đơn vị công bố báo cáo với Đại học Cornell, cho biết tình hình này nhấn mạnh nhu cầu tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động của doanh nghiệp và thu thập dữ liệu tốt hơn để đảm bảo người lao động không rơi vào điểm mù chính sách trong và sau đại dịch.

Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Trợ lý Tổng Giám đốc ILO kiêm Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến thủy sản ở Đông Nam Á và lao động nhập cư”.

“Cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các chính sách bao trùm của chính phủ để giải quyết các khoảng cách bảo vệ cơ bản đối với người lao động”, bà Chihoko cho biết thêm.

Đại dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến việc làm, thu nhập và sinh kế trong ngành thủy sản của Đông Nam Á.

Tại Thái Lan và Philippines, số giờ làm việc trung bình của mỗi lao động trong lĩnh vực này vào năm 2020 lần lượt giảm 15,4% và 9,1%, theo số liệu của ILO.

Jason Judd, Giám đốc điều hành của Dự án Đối thoại Mới của Đại học Cornell, cho biết: “Nhiều công nhân đánh bắt và đầu ra cho hải sản ở Đông Nam Á đã gặp khó khăn. Các biện pháp bảo vệ lao động và thực thi luật lao động - đối với lao động tại gia và lao động nhập cư - từ lâu đã yếu. Đại dịch COVID-19 là một thử thách căng thẳng cho những biện pháp bảo vệ này và nghiên cứu mới này cho thấy rằng còn rất nhiều việc phải làm ”.

Giuseppe Busini, phó Trưởng phái đoàn của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Thái Lan, cho biết đại dịch đã “làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, phá vỡ xã hội và nền kinh tế của chúng ta”.

THÁI BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương