Đề xuất giảm giá điện
Theo đề xuất của Bộ Công thương có thể giảm tối đa giá điện trong 3 tháng 4, 5, 6 với mức 10% cho khách sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh. Dự kiến gói hỗ trợ là 11.000 tỷ đồng.
Bộ Công thương cũng đề xuất giảm giá điện với khách hàng sản xuất và kinh doanh ở tất cả các khung giá như cao điểm, bình thường và thấp điểm so với biểu giá tại quyết định 648. Khách hàng sản xuất sẽ được hỗ trợ cho 3 tháng là 5.117,82 tỉ đồng và 986,19 tỉ đồng cho khách hàng kinh doanh.
Bộ Công thương cho rằng phương án này có thể hỗ trợ cho cả 3 khách hàng sản xuất bao gồm doanh nghiệp lớn chạy 3 ca hay doanh nghiệp nhỏ chạy 1 ca. Hơn nữa nhờ vào đây có thể tạo động lực cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm điện vào giờ cao điểm, khuyến khích dùng giờ bình thường và thấp điểm. Tổng số tiền hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh sẽ là 6.104 tỉ đồng, tương ứng với doanh thu của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) là 6.104 tỉ đồng.
Khách hàng du lịch thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ với tỷ trọng ước tính chiếm khoảng 1,53 - 1,8% tổng sản lượng điện thương phẩm. Bộ Công thương đề xuất giảm giá điện cho cơ sở lưu trú dịch vụ xuống thấp bằng giá cho hộ sản xuất và áp dụng từ tháng 4. Dự kiến số tiền hỗ trợ 1.840 tỉ đồng.
Đối với khách hàng là người dân, Bộ Công thương đề xuất giảm 10% đối với các khách hàng sử dụng bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4. Chủ yếu là người lao động, công chức, viên chức, công nhân. Ngoài ra đề xuất giữ với bậc thang cao trên 300 kWh, bộ đề xuất giữ nguyên vì các khách hàng tiêu thụ ở bậc này là những người có thu nhập cao, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch. Số tiền hỗ trợ cho khách hàng sinh hoạt sẽ được hưởng là 2.930 tỉ đồng.
EVN trước đó cũng đề xuất giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở chống dịch với số tiền khoảng 100 tỉ đồng. Miễn tiền diện cho khách hàng sử dụng điện là cơ sở cách ly, khám chữa bệnh Covid-19. Giảm 20% giá điện cho cơ sở, khám, chữa bệnh có khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm Covid-19 và giảm 20% giá bán điện cho các khách sạn được sử dụng để cách ly. Tổng số tiền điện dự kiến sẽ giảm, miễn cho các đối tượng nêu trên là 10.974 tỉ đồng.
Ưu đãi giá cước viễn thông
Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), ông Trần Duy Hải cho biết các nhà mạng Viettel, MobiFone, VNPT và Vietnamobile sẽ tặng 50% data cho tất cả gói cước di động hỗ trợ khách hàng chống dịch Covid-19. Các nhà cung cấp dịch vụ internet MC, Viettel, FPT cũng đã cam kết nâng dung lượng từ 1,5 lên 2 lần mà không tăng giá cước.
Ông Tô Dũng Thái - phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết cho biết sẽ có 4 đối tượng được hỗ trợ từ các dịch vụ viễn thông của nhà mạng (người có công với cách mạng; các đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế, hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương, lao động mất việc làm...). Tất cả các khách hàng thuộc an sinh xã hội trên được giảm 20% đối với dịch vụ băng rộng cố định, MyTV và di động.
Phó tổng giám đốc MobiFone, ông Bùi Sơn Nam cho biết các nhà mạng đang cân nhắc chế độ chính sách giảm cho các đối tượng được nêu ra trong danh sách của Chính phủ.
Các nhà mạng cũng cam kết sẽ thực hiện nâng tốc độ Internet lên thêm 50%, tăng dung lượng sử dụng data của tất cả các gói cước hiện hành lên 50% nhưng không tăng giá.
Nhà mạng VinaPhone áp dụng gói 0 đồng cho đội ngũ chống dịch tuyến đầu và những người dân khu vực cách ly. Cụ thể: mỗi thuê bao có 1.500 phút gọi nội mạng, 50 phút gọi ngoại mạng và 60 GB data tốc độ cao (2 GB/ngày). Khu vực làm việc của nhân viên y tế được cung cấp miễn phí thêm Internet tốc độ 50 Mbps và truyền hình MyTV Net.
VinaPhone cũng đang bổ sung 18% tổng số trạm và 35% dung lượng mạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông quân đội (Viettel), ông Tào Đức Thắng cho biết tăng tốc độ Internet lên 1,5 - 2 lần, lắp thêm nhiều trạm băng rộng di động, nâng 50% dung lượng gói cước.
Thời gian hỗ trợ người dùng thụ hưởng các chính sách trên, các nhà mạng thực hiện trong 3 tháng gồm tháng 4, 5 và 6 theo thời gian công bố dịch của Nhà nước và sẽ hỗ trợ đến khi nào Chính phủ công bố hết dịch mới dừng.
Lãnh đạo Quảng Nam khuyên người dân đang ở Hà Nội, TP.HCM...không về quê lúc này
Lãnh đạo Quảng Nam khuyên người dân hiện đang ở các địa phương có người nhiễm COVID-19 như Hà Nội, TP.HCM... cố gắng không về quê trong lúc này.