Các hãng bán lẻ Mỹ gặp khó khăn với hàng tồn sau khi phá sản

Các công ty đang giảm bớt số cửa hàng cho biết việc thanh lý hiện khác biệt rõ rệt so với trước đại dịch.

Ngành bán lẻ Mỹ vốn đã gặp khó khăn trong những năm gần đây nay lại bị ảnh hưởng của đại dịch khiến hàng loạt thương hiệu lớn phá sản, đóng bớt cửa hàng hoặc thanh lý, giảm giá. Tuy nhiên, kể cả khi giảm nửa giá sản phẩm, việc thanh lý trong mùa dịch cũng khó khăn do người Mỹ giảm chi tiêu và ngại ra ngoài.

Trên thực tế là việc thanh lý của hiện đã khác biệt hoàn toàn so với trước đại dịch. Các công ty đang giảm bớt số cửa hàng cho biết họ đã giảm giá mạnh sản phẩm, từ 40% trở lên thay vì 20% tuy nhiên doanh thu vẫn kém 25% so với khi đại dịch mới bắt đầu. 

Các hãng bán lẻ Mỹ gặp khó khăn với hàng tồn sau khi phá sản

Jim Schaye - CEO Eaton Hudson cho biết: "Mọi người không đổ xô đến J.C. Penney hay Lord & Taylor để mua hàng thanh lý như trước đây. Kể cả khi giảm giá 60%, họ vẫn nói rằng: Thế thì sao? Tôi không cần nên không mua đâu".

Gap đã thông báo sẽ đóng cửa 200 cửa hàng, còn Ascena Retail Group dự định đóng gần 1600 cửa hàng. Chuỗi trung tâm thương mại Lord & Taylor đang thanh lý toàn bộ cửa hàng. Pier 1 Imports, Modell’s, Stage Stores và New York & Co cũng vậy. Tổng cộng, các hãng bán lẻ được dự báo đóng cửa kỷ lục 25.000 cơ sở năm nay.

Thời gian thanh lý đã kéo dài hơn 30%, các đồ dùng như đồ thể thao, nội thất có xu hướng bán nhanh hơn. 

Đã có hàng triệu người Mỹ đang thất nghiệp, kể cả những người có việc làm cũng giảm chi cho hàng hóa không thiết yếu. Doanh số các cửa hàng quần áo đã giảm 37% so với năm ngoái, còn doanh số hàng điện tử, nội thất và đồ dùng gia đình cũng giảm ở mức hai chữ số.

Các công ty đã dần chuyển sang mô hình trả phí, các hãng bán lẻ sẽ nhận được một phần tiền sau khi việc bán hoàn tất. Họ phải làm thêm nhiều việc khác, như mua đồ bảo hộ, hay tuyển và đào tạo nhân viên cửa hàng.

Ian Fredericks - Phó giám đốc cấp cao tại tập đoàn bán lẻ Hilco Merchant Resources cho biết nhiều nhân viên ngại quay lại làm việc tạm thời, đặc biệt khi họ đã bị cho nghỉ không lương và nhận trợ cấp thất nghiệp. 

Frederick cho biết, công ty đang đối mặt với nhiều thách thức đó là thói quen mua sắm của người Mỹ đang thay đổi. Họ dần mua sắm online nhưng việc thanh lý lại không theo kịp xu hướng này vì hệ thống website quá cũ, xử lý đơn hàng chậm. Với hãng bán lẻ có hiện diện lớn trên Internet, họ thường không muốn làm tổn hại danh tiếng của mình bằng cách giảm giá lớn trên mạng.

Cuối tháng 7, nhân viên tại một cửa hàng của Catherines ở Tây Virgina được thông báo công ty mẹ đã nộp đơn xin phá sản và đóng cửa chuỗi thời trang này. Họ ngay lập tức treo biển thanh lý, ban đầu giảm 40% và sau đó đến 95%. Nhưng chỉ có 5 khách hàng được vào một lúc, phòng thử đồ hạn chế, nhân viên phải lau dọn sau khi giao dịch... là hàng loạt yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán thanh lý mùa dịch. 

Thanh Mai

Tử vi tuần mới 7/9- 13/9/2020 của 12 con giáp: Sửu nhận công việc mới, Mão có cơ hội tuyệt vời trong kinh doanh

Tử vi tuần mới 7/9- 13/9/2020 của 12 con giáp: Sửu nhận công việc mới, Mão có cơ hội tuyệt vời trong kinh doanh

Tử vi tuần mới 7/9- 13/9/2020 của 12 con giáp: Thìn cuộc sống gia đình có những khó khăn phức tạp. Tỵ một tuần trung bình.