Các nước phải phân loại mức độ ưu tiên của những nhóm được tiêm vaccine Covid-19

Một số quốc gia có hướng tiếp cận khác nhau đối với việc mua sắm vaccine và tiêm ngừa.

Hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) tuyên bố vaccine Covid-19 của họ hiệu quả đến 95%. Nga cũng khẳng định chỉ số của vaccine Sputnik V không kém cạnh với 93%. Điều này mở ra hy vọng lớn về khả năng cuộc sống sớm trở lại bình thường sau một năm đại dịch hoành hành.

Anh là nước đầu tiên phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 khẩn cấp, đợt tiêm chủng đầu tiên sẽ dành cho các nhân viên y tế tuyến đầu, những người trên 80 tuổi và các nhân viên nhà dưỡng lão. Sau đó là người từ 50 tuổi trở lên (ưu tiên người cao tuổi và có bệnh nền). Cảnh sát, quân đội, những người trong ngành tư pháp, giáo viên, người làm việc trong hệ thống vận tải công cộng và các công chức liên quan tới công tác phòng chống dịch sẽ là những người trong nhóm được tiêm đợt hai.

Các nước phải phân loại mức độ ưu tiên của những nhóm được tiêm vaccine Covid-19

Tại Mỹ, việc tiêm chủng cho phần lớn người dân dự kiến hoàn thành sớm nhất vào tháng 4/2021. CDC khuyến nghị việc tiêm chủng nên được ưu tiên cho hơn 21 triệu nhân viên y tế của nước này, cùng hơn 3 triệu người lớn tuổi tại các cơ sở dưỡng lão.

Tuy nhiên, Pfizer nói chỉ có thể sản xuất được 22,5 triệu liều vaccine vào cuối tháng 1/2021. Vì thế, các bang phải tự quyết định những đối tượng ưu tiên nào được tiêm phòng trước.

Ở Canada và Nhật Bản, sự chú ý tập trung vào nhóm những người cao tuổi và những người có bệnh nền.

Ở Ấn Độ, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 trong nhóm khoảng 80 tuổi ở một số bang lại thấp hơn so với nhóm khoảng 60 tuổi ở vài bang khác. Do vậy, Ấn Độ quyết định sẽ hạ mức tuổi ưu tiên của người được tiêm vaccine xuống 50 - thấp hơn nhiều các quốc gia phương Tây.

Hàn Quốc có ý định ưu tiên việc mua vaccine với giá vừa phải hơn là mua càng sớm càng tốt.

Ở Indonesia, chính phủ quyết định sẽ ưu tiên cho toàn bộ nhân viên y tế trước tiên, sau đó tới người lao động trong độ tuổi 18-59. 

Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đang ở trong thế khó vì “chưa quốc gia châu Âu nào có hơn 60% người dân muốn được tiêm chủng”. Tại Mỹ cũng tương tự như vậy, chỉ 50% người Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine miễn phí vào tháng 9. Con số này dần tăng lên, song vẫn chưa đạt tới 60% vào tháng 11.

Dù đã được tiêm chủng, người dân vẫn phải chờ nhiều tuần trước khi được miễn dịch hoàn toàn vì vaccine của Pfizer yêu cầu tiêm hai liều, mỗi liều cách nhau 3 tuần.

Thanh Mai

Người Nga sẽ tiêm vắc xin Covid-19 đại trà từ tuần sau

Người Nga sẽ tiêm vắc xin Covid-19 đại trà từ tuần sau

Ngoài tiêm cho người dân Nga, Moscow cũng đang đàm phán nhiều thỏa thuận cung cấp vắc xin cho các quốc gia khác.