Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM khi chích vaccine Covid-19, người tiêm có thể gặp phải một số phản ứng như đau, sưng và đỏ ở chỗ chích, sốt nhẹ, đau nhức cơ, nhức đầu, một số người có thể mất khẩu vị, chán ăn kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày, sau đó tự hết.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt có thể bị dị ứng với vaccine Covid-19, khoảng 5 đến 30 phút sau tiêm như sưng, đỏ, ngứa và đau ở chỗ tiêm.
Những người bị nặng hơn sẽ có biểu hiện toàn thân, như đỏ da, ngứa da, nổi mày đay, nặng hơn có thể gây nghẹt thở, thở rít, chóng mặt, ngất do tụt huyết áp (sốc phản vệ), đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Hai hợp chất có khả năng gây dị ứng trong vaccine Covid-19 là Polyethylene glycol (PEG, macrogol) có trong vaccine của Moderna, Pfizer; Polysorbate 80 có trong vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson. PEG và Polysorbate 80 là các chất ổn định có trong vaccine, giúp nó giữ được hoạt tính trong quá trình bảo quản. Các nhà khoa học cho rằng, một người dị ứng với PEG cũng có thể dị ứng chéo với Polysorbate 80.
Ccác dữ liệu chưa đầy đủ để đưa ra khuyến cáo "ai là người có nguy cơ dị ứng với vaccine Covid-19" và ũng chưa có quy trình xét nghiệm nào đủ độ nhạy để phát hiện ra. Mặc dù vậy, những bệnh nhân từng biết là dị ứng với PEG và Polysorbate 80 sẽ có khả năng cao dị ứng với vaccine Covid-19, bác sĩ phân tích.
Điểm giúp gợi ý một người dị ứng PEG là nếu người đó từng có tiền sử dị ứng hay phản vệ với nhiều loại thuốc khác nhau, hoặc dị ứng với nhiều loại mỹ phẩm có thành phần là PEG. Những người có tình trạng phản vệ hay sốc phản vệ xảy ra vô cớ, không rõ nguyên nhân cũng là người có nguy cơ cao dị ứng với vaccine này. Những người đã từng phản ứng dị ứng nặng với các loại vaccine tiêm hoặc các thuốc sinh học cũng là đối tượng có nguy cơ cao dị ứng với vaccine Covid-19.
Bác sĩ Duy dẫn lại khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Lý do là các loại thuốc này không giúp ngăn chặn tình trạng phản vệ do vaccine, nhưng lại có khả năng làm "mờ nhạt" triệu chứng dị ứng như mày đay, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị dị ứng, phản vệ sau tiêm bị chậm trễ. Bác sĩ Duy nhận định một số trường hợp vừa mới tiêm xong vaccine thì có biểu hiện da tái xanh, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu là do phản ứng thần kinh (vasovagal reaction) chứ không liên quan đến dị ứng.
Phản ứng dị ứng, phản vệ thường xảy ra sau khi tiêm một chút, sớm nhất là 5 phút, và thông thường là 15-30 phút sau khi tiêm.
Người tiêm chỉ nên tiêm vaccine ở những nơi có sẵn các trang thiết bị cấp cứu sốc phản vệ, và phải ở lại cơ sở y tế để được theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý đề nghị của UBND TP.HCM việc mua và nhập khẩu vắc xin
Phó thủ tướng yêu cầu công tác tổ chức thực hiện, truyền thông cần tránh tình trạng tranh mua, đẩy giá vắc xin lên cao.