Cảnh báo: Người dùng đề phòng các quảng thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội

Gần đây trên mạng xã hội có rất nhiều quảng cáo sản phẩm thuốc thậm chí là sử dụng hình ảnh của các bác sĩ nổi tiếng.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y Tế cho biết, thời gian gần đây xuất hiện một số quảng cáo về thuốc của các bác sĩ nổi tiếng và đã được Bộ kiểm duyệt gây hoang mang. Cụ thể, một vài ngày trước có link bài phỏng vấn như bài báo xuất hiện tràn lan trên mạng với nội dụng quảng bá thuốc điều trị thấp khớp và phòng ngừa khuyết tật do người Việt Nam sáng chế và được tặng huân chương y tế cao cấp.

Bên cạnh đó, trong bài đăng của web còn khẳng định thuốc được Mỹ trả giá 30 triệu đôla nhưng tác giả không bán vì muốn hỗ trợ chữa bệnh cho người Việt Nam. Theo quảng cáo, thuốc này sẽ uống 4 viên/ngày trong vòng 15 ngày sẽ giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường, bệnh khớp hay ngăn chặn biến chứng tim mạch.

Các quảng cáo chủ yếu dùng hình ảnh các bác sĩ nổi tiếng, clip của VTV, các giải thưởng uy tín trong và ngoài nước để cắt ghép, sử dụng nhằm tăng thêm độ tin cậy.

Một trong số hình ảnh được các trang web sử dụng để quảng cáo sản phẩm.
Một trong số hình ảnh được các trang web sử dụng để quảng cáo sản phẩm.

Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, bà Trần Việt Nga cho biết cơ quan gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình xử lý các trường hợp này. Cục An toàn thực phẩm cũng đã tiến hành thanh tra các cơ sở nhưng không phát hiện sai trái, cũng không thấy có sự xuất hiện của sản phẩm mà chỉ có chỉ có hệ thống điện thoại và một số người đang tư vấn bán hàng. Bà Nga nhấn mạnh đã làm việc với Facebook để đề nghị gỡ các quảng cáo sai phạm nhưng Facebook yêu cầu phải báo cáo sang bộ chức năng, việc này mất nhiều thời gian và có thể là trong lúc này đã có người bị "mắc bẫy".

Các sản phẩm này đa phần nhằm vào các đối tượng từ 50 trở lên vì nhu cầu chữa các bệnh tuổi già cao lại ít có điều kiện để kiểm chứng, xác thực thông tin. Nguy hiểm hơn là có thuốc chỉ mua với giá chục nghìn bỗng biến thành sản phẩm cấp quốc tế với hàng chục triệu đồng.

Các quảng cáo thực phẩm chức năng trước đây đã phần sử dụng hình thức là phát tờ rơi quảng cáo trái phép hay gây nhầm lẫn là thuốc, bán thuốc chưa được cấp phép. Tuy nhiên hiện nay các thủ đoạn bán sản phẩm không rõ nguồn gốc lại có nhiều phương pháp tinh vi hơn, đa phần là sử dụng mạng xã hội đặc biệt là hình ảnh các bác sĩ, các trang web nước ngoài để ghép sau đó thay đổi thông tin sai lệch. Ví dụ như: GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cũng trở thành người trong clip quảng cáo và được đổi tên là Trung.

Việc đối phó với các bài đăng trên mạng xã hội vô cùng khó vì các công ty chỉ cần xóa bài là xong. Tuy nhiên theo các chuyên gia về nền tảng mạng xã hội cho biết, mặc dù chưa có chức năng quảng cáo sản phẩm y tế, sức khỏe để đảm bảo an toàn cho người dùng nhưng không thể phủ nhận là về lâu dài hình thức quảng bá trên nền tảng này là một thị trường tiềm năng.

Các cơ quan chức năng đã vào cuộc rà soát kiểm tra, nhưng không thể quản lý được toàn bộ, đặc biệt khi chạy quảng cáo lại loại khu vực có trụ sở Bộ Y tế. Giải pháp đang được nói đến nhiều hiện nay là cơ quan báo chí chính thống và thậm chí tạo ra một kênh riêng chuyên thông báo các quảng cáo sai phạm, từ đó người dùng có thể vào tra cứu.

Thanh Mai

Nghề 'ôm cây, lặt lá' kiếm thêm ngày Tết thu hút lao động

Nghề "ôm cây, lặt lá" kiếm thêm ngày Tết thu hút lao động

Nhiều nhà vườn bán mai xuân chiêu mộ người lặt lá với thù lao hơn 120-160.000 đồng mỗi ngày.