Sau khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng, rất nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử phạt nghiêm khắc. Các tài xế tìm mọi cách để đối phó không phải nộp phạt, trong đó có việc tìm đến các loại thuốc giải rượu.
Đánh vào tâm lý của các tài xế, các địa điểm bán thuốc cũng tích cực quảng cáo viên hoặc chai uống giải rượu với nhiều mức giá khác nhau. Trên các trang mạng xã hội, sản phẩm giải rượu từ nhiều nước được giới thiệu có tác dụng khử mùi rượu bia và giảm nồng độ cồn trong máu, giúp người uống trở nên tỉnh táo hơn.
Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức áp dụng từ năm 2020. |
Giá của sản phẩm giải rượu Hàn Quốc khoảng 50.000 đồng, một lần uống 1 chai trước hoặc sau khi uống rượu bia, sau 30 phút sẽ không còn cồn. Sản phẩm giải rượu từ Nhật Bản, đóng gói tại Việt Nam cũng tương tự nhưng dưới dạng viên, 1 hộp 30 viên giá khoảng 500.000 đồng. Các chai siro nước từ Nhật giá khoảng 50.000 – 60.0000 một chai.
Nhiều nhà thuốc còn rơi vào tình trạng cháy hàng dù đã đặt mua nhưng vẫn chưa có để bán. Thậm chí trong thời gian đợi hàng về họ còn bán một loại giải rượu giá rẻ chỉ có 3.000 đồng, mỗi lần uống 2 – 4 viên. Tuy nhiên chính người bán cũng không chắc chắn về công dụng của thuốc này như thế nào.
Theo bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM, cơ chế của các sản phẩm giải rượu là ức chế hấp thu rượu, tăng đào thải, tuy nhiên đó là khi uống ít rượu còn nếu uống quá nhiều sẽ không có tác dụng. Nhiều người tự tin mình có thuốc chống say bia rượu nên uống bao nhiêu cũng được mà không hề biết chúng có nguồn gốc từ đâu, thành phần thế nào, hạn sử dụng ra sao...
Bác sĩ Lan khuyến cáo, các loại thuốc giải rượu giảm hấp thu rượu không tương đương với việc làm mất nồng độ cồn trong máu. Không phải uống bao nhiêu rượu cũng có tác dụng, thuốc mua phải rõ nguồn gốc và do Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức - Đại học Y dược TPHCM cho biết các loại thuốc giải rượu được bán trên thị trường thực chất là các loại thực phẩm chức năng với tác dụng hỗ trợ một phần quá trình chuyển hóa rượu thông qua việc bù vitamin, muối, đường... cho cơ thể. Một số thuốc giải rượu chỉ được dùng trong cấp cứu y khoa, chỉ định cho người nghiện rượu nặng.
Sẽ được lái xe sau khi uống rượu, bia bao lâu?
Nhiều người thắc mắc theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia thì sau khi uống rượu bia bao lâu sẽ được lái xe?