Chủ tịch tập đoàn Daewo: "Việt Nam là quê hương thứ hai của tôi!"

Kim Woo Choong (sinh ngày 17/12/1936), cựu chủ tịch tập đoàn Daewoo, được xem như một trong những nhân vật nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử tài phiệt Hàn Quốc.

Ông được ví là một huyền thoại khi vừa là anh hùng tay trắng gây dựng nên sự nghiệp huy hoàng, nhưng đồng thời cũng là một kẻ tội đồ với nhiều cáo trạng tham nhũng, trốn thuế.

Cho đến nay, dù đã tạ thế nhưng nhìn vào cuộc đời của Kim Woo Choong, hậu bối có thể rút ra nhiều bài học về cả thành công và thất bại. Liệu mấy ai biết được rằng, ngay ở thời kỳ vàng son hay đến khi kết thúc hành trình lưu vong 6 năm dài đằng đẵng của người sáng lập nên Daewoo danh giá một thời đều có sự hiện diện của Việt Nam.

Điều gì khiến cho ông coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình?

Cậu bé bán báo nuôi gia đình, gây dựng nên vương triều của riêng mình

Kim Woo Choong sinh ra tại thành phố Daegu trong một gia đình rất nghèo. Tuổi thơ của ông đã sớm phải nếm trải những nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh.

Cha Kim Woo Choong là một thầy giáo bị bắt cóc và đưa đến Bắc Hàn trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Gia đình ông sau đó cũng phải chạy trốn khỏi Seoul và sống lưu vong. 14 tuổi, Kim Woo Choong trở thành trụ cột gia đình. 16 tuổi, ông đã phải một mình lo miếng ăn cho mẹ và các em. Gánh nặng nhọc nhằn cuộc sống đem đến cho ông nghị lực sống phi thường.

Để có đủ tiền trang trải bữa ăn hàng ngày cho cả gia đình, mỗi ngày Kim Woo Chong đều phải đi bán báo. Bán được nhiều sẽ có đủ tiền để ăn. Những ngày ế ẩm, cả gia đình 4 người phải nhịn đói qua ngày. Chính trong những ngày cơ cực lăn xả lo bán từng tờ báo, ông nghĩ ra một cách để bán được nhiều.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Trước khi ra khỏi nhà đi bán báo, ông cẩn thận chuẩn bị sẵn tiền lẻ để trả lại. Ông chạy một vòng, ném báo vào cửa hiệu, rồi tiện đường quay về, ông thu tiền lần lượt. Không phải là ai cũng trả ngay nhưng với cách này, ông có thể bán hết số báo nhanh chóng và thu đủ tiền trong ngày một ngày hai. Hai tháng sau đó, những đứa trẻ cùng tiểu đội bán báo trong khu phố đã phải đầu hàng trước sự thông minh và chăm chỉ của ông. Không những vậy, ông còn được nhường hẳn lại địa bàn hoạt động để làm ăn.

Cả một tuổi thơ đầy ắp những thiếu thốn, bữa đói bữa no đã tôi luyện nên một Kim Woo Choong với nghị lực thoát nghèo. Ông hiểu rằng nếu không tự mình tìm cách vươn lên thì cuộc đời mãi chìm trong sự bần hàn.

Bằng chứng trước tiên thể hiện ở kết quả học tập. Ông Kim là một trong những người có số điểm cao nhất của khoa kinh tế trường Đại học Yonsei năm 1960.

Tốt nghiệp đại học, ông vào làm tại một công ty thương mại nhỏ, chuyên về dệt may và vải vóc.

Năm 1976 ông tách ra và cùng với 5 người bạn thành lập Công ty Kỹ nghệ Daewoo (Daewoo Industrial Co., Ltd.) với số vốn ít ỏi 10.000 USD và một khoản vay 5.000 USD, trong một căn phòng thuê bé nhỏ, bẩn thỉu ở một góc tòa nhà. Dường như lúc đó, thần may mắn luôn mỉm cười với ông.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Không lâu sau khi thành lập công ty kỹ nghệ, nhìn thấy tiềm năng phát triển, ông mua lại quyền điều hành toàn bộ Daewoo từ 5 người bạn. Chỉ trong 10 năm, ông đã là chủ sở hữu của tòa nhà lớn nhất Hàn Quốc lúc bấy giờ: Trung tâm Daewoo. Công việc thuận lợi, ông Kim phất lên như diều gặp gió, được mệnh danh là phù thủy ma thuật trong việc hô biến các công ty bên bờ vực phá sản thành những cỗ máy sản xuất tiền không biết mệt mỏi.

Năm 1976, ông Kim Woo Choong từng được Tổng thống Park Chung Hee, người từng là học trò của cha ông, giao cho quản lý một công ty công nghiệp nặng của nhà nước đã bị thua lỗ trong suốt 37 năm. Với nỗ lực làm việc quên mình, chỉ sau một năm ông đã điều hành công ty này làm ăn có lãi.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Tại sao Kim Woo Choong làm được điều đó? Chính là từ sự nhạy bén trong chiến lược kinh doanh, có khả năng nhìn thấy sự tiềm năng từ các công ty đang gặp nguy khó. Kim Woo Choong là một người hiểu về kinh doanh toàn cầu, thâm nhập bạo dạn vào thị trường nước ngoài trong những năm 1970.

Với sự chăm chỉ và hoạt động kinh doanh không ngừng nghỉ, cựu chủ tịch Daewoo từ việc mua một công ty dệt may nhỏ vào cuối những năm 1960 và 30 năm sau xây dựng nó trở thành tập đoàn công nghiệp lớn thứ hai Hàn Quốc và là một trong những tập đoàn có tên tuổi trên thế giới, góp phần vào đưa kinh tế Hàn Quốc phát triển.

Kim đã thiết lập mạng lưới toàn cầu cho tập đoàn Daewoo, mở rộng 589 ngành doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho hơn 150.000 người trên thế giới: Hãng sản xuất ôtô, tàu biển, các thiết bị điện tử và có nhà máy trên khắp thế giới.

Trong con mắt của các nhà đầu tư lúc bấy giờ, Daewoo được coi là hạt nhân trong công cuộc cải cách với sự trở mình như vũ bão.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Trong quãng đời đầy biến động của mình, Kim Woo Choong đã xác lập nhiều kỷ lục thế giới như: xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới ở Daewoo Dapo, phân xưởng áo quần lớn nhất thế giới ở Busan, doanh số bán áo quần lớn nhất thế giới…

Người dân Hàn Quốc không ai không biết tới nhãn hiệu Daewoo do ông Kim Woo Choong sáng lập. Trong suốt hơn 30 năm, Kim Woo Choong được coi là thần tượng, sự hóa thân diệu kì của nền kinh tế Hàn Quốc.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov từng gọi Kim là “Kimghis Khan”, so sánh những bước tiến vượt ra khỏi biên giới quốc gia của Kim Woo Choong với huyền thoại Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ.

Cũng như Hyundai, Samsung và LG, Daewoo là một trong những niềm tự hào của người Hàn. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998 đã làm rung chuyển hầu hết tập đoàn kinh tế của nước này, đồng thời nhấn chìm Daewoo.

Sụp đổ cơ nghiệp vì tham vọng vội vàng với ngành công nghiệp ôtô

Cho đến giờ, sự sụp đổ của Tập đoàn Daewoo cùng với khoản nợ siêu khủng vẫn là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử thế giới. Những bài học về sự thất bại của ông Kim Woo Choong – người sáng lập, đồng thời gây ra sự sụp đổ Tập đoàn này – vẫn để lại khá nhiều dư âm trong dư luận Hàn Quốc.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Nhận định về sự thất bại của mình, ông Kim từng chia sẻ: “Lỗi lầm lớn nhất của tôi là quá tham vọng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ôtô. Tôi đã thực hiện nó quá vội vã, gấp gáp, muốn có được tất cả sau 5 năm thay vì 15 năm. Tôi đã đầu tư mà không cần biết đến thị trường và chỉ chăm chăm cho mục tiêu duy nhất: bán càng nhiều ôtô càng tốt”.

Vào thập niên 1990, Kim Woo Choong đề ra kế hoạch đưa tập đoàn của ông trở thành một hãng sản xuất ôtô có quy mô toàn cầu.Theo kế hoạch này, Daewoo sẽ cho xuất xưởng 2 triệu ôtô vào năm 2000, trong số đó, một nửa sẽ được sản xuất ở nước ngoài. Bản kế hoạch đã tiến triển khá thuận lợi và trên thực tế, vào năm 1999 số ôtô mang nhãn hiệu Daewoo được sản xuất ra đã đạt 1.6 triệu chiếc.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997, 1998 đã ập đến giữa lúc chiến lược sản xuất ôtô của ông phải mất một thời gian dài nữa mới thu được lợi nhuận từ những nhà máy mới được xây dựng.

Như một điều tất yếu, Daewoo sụp đổ với khoản nợ lên tới trên 75 tỉ USD. Ông Kim bị cáo buộc là nguyên nhân chính đã gây ra sự sụp đổ này, vì đã cố tình khai khống tài sản của công ty lên 41 tỉ USD để vay những khoản vốn đầu tư rất lớn cho kế hoạch bành trướng sản xuất ôtô của Daewoo. Đồng thời, ông cũng bị tình nghi tuồn 20 tỉ USD ra nước ngoài.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Khi Daewoo đang đứng bên bờ vực phá sản, ngày 26/8/1999 Chính phủ Hàn Quốc đã đứng ra giành quyền kiểm soát các khoản nợ của Daewoo – một hình thức quốc hữu hóa gián tiếp trên thực tế đã làm tan rã tập đoàn này, bộ phận kinh doanh ôtô được bán cho General Motors và Tata Motors (Ấn Độ).

Cũng chính vào năm đó, Kim Woo Choong bắt đầu hành trình 6 năm lưu vong trốn chạy ở nhiều quốc gia. Trong đó có Việt Nam.

Dấu ấn Việt Nam trong cuộc đời người sáng lập Daewoo

Sau khủng hoảng tại Deawoo, Kim Woo Choong đã chọn cách “tàng hình” trong 6 năm, sống lưu vong ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong số các quốc gia ông lựa chọn để lẩn trốn lúc bấy giờ, có Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải đến khi sa cơ lỡ vận, ông mới chọn Việt Nam làm điểm đến. Trước đó, cựu chủ tịch Kim mới là người Hàn Quốc có ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam. Kim Woo Choong giữ vai trò tạo tiền đề thúc đẩy chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, tạo tiền đề để Daewoo tích cực thâm nhập vào thị trường và đầu tư quy mô lớn. 

Năm 1993, Chủ tịch Tập đoàn Daewoo, Kim Woo Choong, đã gặp Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt. 
Năm 1993, Chủ tịch Tập đoàn Daewoo, Kim Woo Choong, đã gặp Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt. 

Từ năm 2012, cựu Chủ tịch Daewoo và các cộng sự thực hiện dự án Nhà quản lý kinh doanh trẻ toàn cầu tại Việt Nam.

Năm 2017, ở tuổi 81, ông Kim Woo Choong quay lại Việt Nam cùng với con trai của mình, trong một sự kiện do Học viện Sáng tạo và Khởi nghiệp IDJ tổ chức tại Hà Nội. Vài ngày trước khi đến Việt Nam, ông Kim Woo Choong vẫn đang điều trị tại bệnh viện Seoul.

“Kể cả phải khiêng bằng cáng, con cũng phải đưa cha đến gặp gỡ các bạn trẻ Việt Nam”, ông Kim Woo Choong nói với con trai.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

“Bố tôi luôn nói với tôi là ông coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình, sau Hàn Quốc. Tình yêu mà ông dành cho Việt Nam không kém gì tình yêu của ông dành cho Hàn Quốc, trước đây cũng thế và bây giờ còn lớn hơn”, Kim Sun Young – con trai của Kim Woo Choong chia sẻ.

Tháng 6/2005, Kim Woo Choong đáp chuyến bay số 734 của hãng Asiana khởi hành từ Hà Nội tới sân bay Incheon – chuyến bay kết thúc quãng đời lưu vong hơn 6 năm của một huyền thoại kinh tế Hàn Quốc, dù biết phía trước là bản án đang chờ đón.

Chủ tịch tập đoàn Daewo:

Sau khi được ân xá vào năm 2017, Kim Woo Choong hầu hết dành thời gian sống ở Việt Nam. Ông cũng đã đầu tư vào Việt Nam bằng cách tạo ra “GYBM” (dự án đào tạo doanh nhân trẻ toàn cầu) tại Việt Nam cùng với các cựu thành viên của Daewoo.

Ngày 9/12/2019, ông trút hơi thở cuối cùng tại Hàn Quốc, ở tuổi 83 – khép lại một cuộc đời đầy tranh cãi của một huyền thoại kinh tế Hàn Quốc.

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương