Chuyên gia hiến kế đưa 350.000 tỷ vào nền kinh tế hiệu quả

Các chuyên gia cho rằng, gói 35.000 tỷ không lớn nên cần làm đồng bộ, chọn đúng ưu tiên và quan tâm đến cách vực dậy đầu tàu TP.HCM.

Vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, quy mô gói chính sách tài khoá, tiền tệ này khoảng 350.000 tỷ đồng. Được triển khai trong vòng hai năm, gói giải pháp tài khoá gồm miễn, giảm thuế phí, đầu tư phát triển và một số chính sách tài khoá khác.

Trong đó, tăng chi cho đầu tư, phát triển là 176.000 tỷ đồng. Chính sách tài khoá gồm khoản chi cho miễn giảm thuế, trong đó giảm 2% VAT trong năm 2022. Chính sách tiền tệ tập trung giải pháp để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ lãi suất, tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1%.

Chuyên gia hiến kế đưa 350.000 tỷ vào nền kinh tế hiệu quả

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng, số tiền tung ra một năm vào khoảng 160.000-170.000 tỷ không lớn, nhưng lạm phát có thể tăng 3,5-3,8%.

Ông Lực nêu 2 kịch bản. Thứ nhất, nếu năm nay giải ngân 40% và năm sau giải ngân 50% gói, tăng trưởng 2022 có thể đạt 6,5-7%, năm 2023 là 7 và trên 7%. Kịch bản thứ hai, nếu cả hai năm chỉ giải ngân được 70% gói thì GDP 2022 có thể đạt 5-5,5% và 2023 là 6%. Ông cho rằng các bộ ngành, địa phương cũng phải sớm ban hành các hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội và 11 của Chính phủ. Ông Lực cho rằng, đây là "cơ hội vàng" để cải cách thể chế, đặc biệt là về môi trường đầu tư kinh doanh.

PSG. TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phân tích, với 350.000 tỷ đồng dùng trong hai năm thì tức chưa đến 5% GDP. Do đó, cần cách thực thi đồng bộ và chọn đúng tọa độ ưu tiên để đạt hiệu quả cao nhất.

TS Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, góp ý 5 giải pháp phục hồi và phát triển nền kinh tế, nhấn mạnh đến mở cửa theo nghĩa rộng nhất, đỉnh cao là mở cửa kinh tế quốc tế, mở lại đường bay quốc tế, không hạn chế về tần suất khai thác của các hãng hàng không miễn là có nhu cầu của thị trường; bên cạnh đó là nâng cấp hạ tầng, đảm bảo an sinh, duy trì kinh tế, tăng cường thể chế.

Theo PGS TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, 2022 nên là thời điểm lấy lại những gì đã mất. Tức để GRDP bằng 2020 thì năm nay phải tăng trưởng 6,5%.

"TP.HCM sẽ thành lập thêm các tổ công tác để tiếp cận được gói tài khoá với mức cao nhất", ông Ngân nói. Cùng với đó, phải giữ được những gì đang có là sức khỏe người dân. "Phải ưu tiên hệ thống y tế cơ sở, giữ được thành quả kiểm soát dịch bệnh, để tự tin mở cửa an toàn, đồng bộ", ông nói.

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, với việc TP.HCM năm ngoái tăng trưởng âm 6,78% thì năm nay phải tăng trưởng theo hình chữ V mới lấy lại được phong độ. 

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ có dòng vốn là một giải pháp khác. Thành phố đã từng làm được chương trình ngân hàng kết nối với doanh nghiệp, chính quyền để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay nợ nuôi nợ để từ đó đòi được nợ. 

Còn theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM, việc duy trì cầu nội địa là một trong những giải pháp mấu chốt. Doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ hàng năm thường tăng 10%, nhưng năm qua giảm, kéo GPDP giảm sâu. "Vì vậy, trong thời gian tới phải tập trung kích cầu", ông nói.

Ông Tuấn cho biết thành phố đang sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình, dự án đầu tư liên quan lĩnh vực y tế giáo dục, giao thông, môi trường. Tuy nhiên, một trong những khó khăn chính là nguồn vốn.

Thanh Mai

Xem tử vi hàng ngày 19/2/2022 của 12 con giáp chi tiết, chính xác!

Xem tử vi hàng ngày 19/2/2022 của 12 con giáp chi tiết, chính xác!

Xem tử vi hàng ngày 19/2/2022 của 12 con giáp giúp bạn có những sự lựa chọn hợp lý để thu lại kết quả tốt nhất trong ngày về vận trình công việc, sức khỏe, tình duyên, tiền bạc…