Công an đang truy tìm người phát tán clip nam sinh ở Hà Nội tự tử

Tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc đã lỗ ròng trong quý III, do các chi phí liên quan đến chất lượng động cơ và vấn đề thu hồi đã phá nát kỳ vọng doanh thu cao.

Sau khi em L.N.N.M. (SN 2006, trú tại chung cư Văn Phú Victoria, Hà Đông), hiện đang học lớp 10 tại trường một THPT chuyên ở Hà Nội nhảy lầu tự tử vào sáng 1/4, ngay lập tức trên mạng xuất hiện lá thư tuyệt mệnh và clip ghi lại cảnh nam sinh này nhảy khiến gia đình nạn nhân vô cùng bức xúc.

Người phát tán clip nam sinh trường chuyên ở Hà Nội tự tử bị xử lý thế nào? 1

Ảnh cắt từ clip cảnh nam sinh trường chuyên ở Hà Nội nhảy lầu tự tử.

Cụ thể, theo đoạn clip trên, sau khi nam sinh này và bố nói chuyện được một thì em mở cửa ra ngoài ban công, dặn bố đọc bức thư để lại trên bàn.

Trong lúc người bố đang đọc, nam sinh bất ngờ leo lên thành lan can rồi nhảy xuống. Chứng kiến cảnh tượng này, người bố hốt hoảng, gào tên con và lao ra một cách bất lực.

Sau đó trên mạng xã hội xuất hiện clip được cho là cảnh tượng nam sinh này trèo qua ban công căn hộ rồi nhảy xuống dẫn đến tử vong. Điều đáng nói clip này không che chắn và đăng hình ảnh khá rõ nam sinh nhảy lầu. 

Hiện tại côn an Hà Nội đang tìm người phát tán clip vì theo công an  đây là vụ việc đau lòng, việc phát tán clip và bức thư tuyệt mệnh của nam sinh này lên mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến những người thân của nạn nhân.

Còn dưới góc độ pháp lý, theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ trên báo Giao thông, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam "ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do nhân thân của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tự do về hình ảnh".

Theo Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 32 BLDS như sau:

Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Người thu thập trái phép thông tin, hình ảnh của người khác, sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Việc hình ảnh học sinh nam nhảy lầu tự tử ở Hà Nội là điều thương tâm với những hình ảnh nhạy cảm khiến nhiều người không khỏi sốc và giật mình.

Theo luật sư này, đây là hình ảnh rất đau lòng mà chia sẻ rộng rãi thì cũng khiến gia đình nạn nhân rất thương tâm. Bởi vậy trong trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý phát tán những hình ảnh, clip này thì việc những người thu thập thông tin, phát tán clip này là vi phạm pháp luật và có thể phạt tiền lên đến 60 triệu hoặc trách nhiệm hình sự.

Trường hợp clip này chính là của gia đình cung cấp cho cơ quan truyền thông như một lời cảnh báo trước các bậc phụ huynh về phương pháp giáo dục con cái, tránh những vụ việc đau xót có thể xảy ra hoặc từ cơ quan chức năng với mục đích là để tuyên truyền, về lợi ích công cộng, vì an toàn cho xã hội theo khoản 2, Điều 32 BLDS thì việc sử dụng các clip, hình ảnh thông tin này là hợp pháp.

Tuy nhiên cũng cần có những nội dung thông tin, định hướng đúng để tránh việc xuyên tạc, chỉ trích, gây áp lực thêm, đau buồn thêm cho gia đình nạn nhân.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương