Ngành xây dựng đã trải qua một năm 2021 đầy khó khăn do những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Trong 6 tháng đầu năm, nhờ kinh nghiệm có được từ năm 2020 và sự thích ứng tốt của các doanh nghiệp...
Phần lớn các dự án nằm trong các tỉnh thành bị giãn cách đều phải ngừng thi công. Các dự án nằm ngoài khu vực giãn cách cũng bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung vật tư và nhân lực. Dù chịu thiệt hại rất nặng trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, thế nhưng ngành xây dựng - vật liệu xây dựng vẫn được kỳ vọng sẽ “tỏa sáng” trong thời gian tới.
Theo Vietnam Report, 86,7% số doanh nghiệp trong ngành đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phản ứng ngay lập tức, thích nghi tốt và chịu ít tác động; 6,7% số doanh nghiệp không có sự chuẩn bị nhưng đã phản ứng nhanh chóng và dứt khoát để phục hồi.
Dẫu vậy, vẫn có khoảng 3,3% số doanh nghiệp phản ứng chậm và kỳ vọng sẽ phục hồi trong tương lai và 3,3% số doanh nghiệp chưa phục hồi hoàn toàn.
Theo Vietnam Report, tổn thất kinh tế có thể nhìn thấy rõ nhất đó là: chi phí duy trì bộ máy, chi phí phòng chống dịch, chi phí huy động nguồn lực sau các đợt giãn cách... 37,9% số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, trên 20% số dự án/hợp đồng của họ bị chậm tiến độ hoặc ảnh hưởng chi phí do dịch COVID-19.
Với những diễn biến phức tạp của dịch, biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng. Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu dùng trong xây dựng tăng 6,4% so với cùng kỳ do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong khi chuỗi cung ứng chưa hết gián đoạn từ năm 2020. Hai loại vật liệu xây dựng quan trọng nhất là thép và xi măng lần lượt tăng giá khoảng 40% và 8,4%.
Do chi phí vật liệu xây dựng chiếm khoảng 65 - 70% giá dự toán xây dựng công trình, việc tăng giá vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư xây dựng, hiệu quả của nhiều dự án, bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số chuyên gia trong ngành nhận định “bão giá” đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào thua lỗ.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành trong năm 2021 chỉ đạt 0,63% - đây là mức rất thấp so với tăng trưởng trung bình 7,2% trong 10 năm trở lại đây. Trong 6 tháng đầu năm, nhờ kinh nghiệm có được từ năm 2020 và sự thích ứng tốt của các doanh nghiệp, tăng trưởng của ngành đạt 5,59%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm 2020 là 4,54%. Tuy nhiên, dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch thứ tư, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội và TP.HCM buộc phải thực hiện giãn cách xã hội.
Đại diện Vietnam Report nhấn mạnh, thị trường xây dựng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được định giá khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 8,71% trong giai đoạn 2022-2027.
Tín hiệu tích cực đến ngay từ những tháng đầu năm khi backlog (giá trị hợp đồng chưa thực hiện) của các doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng tiếp tục lập đỉnh. Thêm vào đó, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam là điểm sáng đối với mảng xây dựng công nghiệp.
Cụ thể, tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần đạt gần 9 tỷ USD; tổng vốn giải ngân ước tính đạt 4,42 tỷ USD – đây là mức cao nhất so với quý I của các năm giai đoạn 2018-2022. Nhu cầu huy động vật liệu xây dựng lớn tại các dự án cũng sẽ tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp thép xây dựng, đá xây dựng, nhựa đường và xi măng thời gian tới.
Tổng Hợp