Các thông điệp của ông Trump không chỉ khiến giới chức Trung Quốc bối rối mà còn khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ lúng túng.
Nổi bật trong số này là cảnh báo hôm 23/8 của ông chủ Nhà Trắng về việc sử dụng Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp quốc tế (IEEPA) để ép toàn bộ công ty Mỹ rời Trung Quốc. Nhưng 3 ngày sau, ông Trump lại cho biết Mỹ - Trung sẽ nối lại đàm phán.
Theo hãng tin AP, sự thay đổi chóng vánh về lập trường và lời đe dọa của chính quyền ông Trump có thể làm suy yếu nền kinh tế Mỹ và thế giới bởi chúng khiến các doanh nghiệp tiến thoái lưỡng nan trong việc đưa ra quyết định di dời nhà máy, mua vật tư và bán sản phẩm.
Hàng hóa Trung Quốc chờ xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Lý giải cho động thái nói trên, ông Trump hôm 26/8 nhấn mạnh đó là cách đàm phán của ông.
Tuy nhiên, ông Jay Foreman, Giám đốc điều hành Công ty Basic Fun! (Mỹ) nhập khẩu đồ chơi từ Trung Quốc, nhận định ông chưa từng chứng kiến cách điều hành hỗn loạn nào như chính quyền Mỹ hiện nay. Trong khi đó, ông Tu Xinquan, Viện trưởng Viện Nghiên cứu WTO thuộc Trường ĐH Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế (Trung Quốc), cho rằng các nhà đàm phán Trung Quốc có thể đang mất niềm tin vào việc ông Trump sẵn sàng đạt thỏa thuận và tuân thủ nó.
Chưa hết, những biện pháp tăng thuế "ăn miếng trả miếng" mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc là dấu hiệu nữa cho thấy hai bên khó có thể đạt giải pháp chấm dứt thương chiến trong tương lai gần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kết thúc trước bầu cử 2020
Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu trước nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp và giới chuyên gia rằng thương chiến Mỹ-Trung sẽ kết thúc trước bầu cử Tổng thống năm 2020.