Đất nền trong dân là phân khúc rất hấp dẫn

Suất đầu tư hợp lý và kỳ vọng tăng giá cao đang là yếu tố thúc đẩy nhiều nhà đầu tư cứ nghĩ đến bất động sản là tìm đất nền. Khi dòng tiền ồ ạt đổ vào đất nền thì cũng là lúc các nhà đầu tư cần cảnh giác cao hơn.

Đa số các ý kiến đều nhận định, thị trường bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào dịch bệnh. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt trong năm 2022, dòng tiền sẽ chảy mạnh vào thị trường này. Trong đó, nửa đầu năm 2022 nguồn cung mới và sức mua có thể tăng nhẹ. Đến nửa cuối năm 2022, thị trường sẽ sôi động hơn, nguồn cung mới và thanh khoản có thể tăng trưởng nhưng sẽ tập trung vào các dự án có hạ tầng tốt, pháp lý đầy đủ, vị trí thuận lợi.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, khi đầu tư công, nhất là các dự án về hạ tầng được triển khai sẽ là động lực giúp thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh trong năm 2022 và những năm sau đó. Tuy nhiên, cũng cần phải có những chính sách, nhất là chính sách thuế, công khai quy hoạch, phát triển đô thị... để loại bỏ những cơn sốt đất ảo do đầu nậu, cò đất tung tin thổi giá làm nhiễu loạn thị trường như năm 2021.

Theo các chuyên gia, ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát vào đầu tháng 10, dòng vốn đầu tư đã nhanh chóng chảy vào thị trường bất động sản. Cuối năm là thời điểm thị trường diễn ra các hoạt động sôi nổi cả về nguồn cung và tiêu thụ. Theo dự báo, giá nhà đất sẽ duy trì đà tăng trung bình từ 3-7% vào năm 2022. Trong số đó, đất nền vẫn là phân khúc khá sôi động, luôn là một điểm sáng và thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư và người dân. Phân khúc này dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán.

Thống kê trong khoảng 5 năm trở lại đây, lợi nhuận đất nền tăng rất tốt, trung bình mỗi năm tăng khoảng trên 20% năm. Nếu so với chứng khoán hay gửi tiết kiệm thì biên lợi nhuận của đất nền ổn định hơn. Chưa kể, nguồn cung về đất nền tại một số khu vực ngày càng hạn chế, càng kích thích sự tăng trưởng về giá, lợi nhuận của phân khúc này.

Lý giải về sức hút và độ “nóng” của phân khúc đất nền, các chuyên gia, nhà đầu tư đều cho rằng, đất nền có sổ đỏ luôn được ưa chuộng do giá trị phù hợp với tài chính của số đông người đầu tư và tính thanh khoản cao. Đây được coi là nơi trú ẩn dòng tiền an toàn và khả năng sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Trong năm 2022, bất động sản có thể tiếp tục trở thành kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Và trong các phân khúc, đất nền vẫn là “miếng bánh” được các chuyên gia đánh giá sẽ đem lại lợi nhuận tốt nhất cho nhà đầu tư.

Mở đầu năm 2021, thị trường bất động sản chứng kiến những biến cố bất ngờ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. So với thời điểm này của nhiều năm trước, thị trường có phần không sôi nổi bằng bởi sự lo ngại của những nhà đầu tư và doanh nghiệp dẫn đến thay đổi kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường vẫn không có dấu hiệu dừng lại.

Thực tế cho thấy, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn thì bất động sản vẫn nhận được sự quan tâm lớn. Theo nhiều chuyên gia, thị trường hình thành một quy luật là sau mỗi đợt dịch, mức độ quan tâm đối với bất động sản lại tăng. Làn sóng Covid-19 đợt 4 kéo dài gây ảnh hưởng khá nặng nề tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang tháng 9-2021, thị trường dần phục hồi và có xu hướng tăng mạnh lượt quan tâm kể từ tháng 10-2021 đến nay.

Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết, sau khi có quy định về nới lỏng giãn cách xã hội, thị trường đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể, lượng giao dịch, giá bất động sản có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, sự phát triển của thị trường chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro.

Lý giải về hiện tượng giá đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở vùng ven nóng lên gần đây, chuyên gia bất động sản cho rằng một phần nguyên nhân đến từ việc người dân đang có nhu cầu đầu tư, lướt sóng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp. Một bộ phận người dân đang có tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu nên chọn đầu tư vào bất động sản vì mức sinh lời hấp dẫn, lại tránh được lạm phát do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tổng Hợp