Đi ngủ khi đang tức giận, hại đủ đường

Nhiều người đi ngủ khi đang giận dữ vì nghĩ rằng họ sẽ "qua cơn". Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh việc làm trên là không nên chút nào.

Bực tức là một cảm xúc hết sức bình thường của con người. Một số người có thể kiềm chế được sự tức giận trong khi nhiều người khác thì không. Bạn có thể biểu hiện sự tức giận của mình nhưng cần lưu ý tránh thực hiện vài việc, một trong số đó chính là... đi ngủ.

Đối với các cặp vợ chồng, cơn giận không chỉ có thể làm xấu đi mối quan hệ mà còn phá hỏng giấc ngủ của họ. Các nghiên cứu cho thấy tức giận làm tăng hoạt động của tim, khiến người giận dễ bị mất ngủ.

Đối với các cặp vợ chồng, cơn giận không chỉ có thể làm xấu đi mối quan hệ mà còn phá hỏng giấc ngủ của họ.
Đối với các cặp vợ chồng, cơn giận không chỉ có thể làm xấu đi mối quan hệ mà còn phá hỏng giấc ngủ của họ.

Khi một người chuẩn bị đi ngủ mà vẫn còn đang tức giận, cơn giận sẽ khiến họ tỉnh táo và khó ngủ. Lúc đó, họ sẽ khó lấy lại bình tĩnh, thứ rất cần thiết cho giấc ngủ ngon, theo Daily Mail.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà tâm lý học tại Đại học bang Iowa (Mỹ) đã nghiên cứu trên 436 tình nguyện viên về trạng thái tức giận của họ trước khi ngủ. Những người này được chia ra 3 nhóm, một nhóm tức giận nhưng chưa đến mức bùng phát, một nhóm tức giận đến mức đã bùng phát ra ngoài và nhóm tức giận nhưng còn ở mức kiểm soát được.

Trong một tuần theo dõi, kết quả nghiên cứu cho thấy những người tức giận nhưng biết kiểm soát và lấy lại bình tĩnh thì có chất lượng giấc ngủ tốt hơn hẳn.

“Những phát hiện này giúp khẳng định rằng cảm xúc giận dữ có thể gây mất ngủ. Giận dữ và giấc ngủ có liên hệ mật thiết với nhau”, các nhà khoa học viết trên chuyên san tâm lý học Journal of Research in Personality.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người tức giận nhưng được “xả” ra ngoài vẫn bị mất ngủ nhưng ít hơn người tức giận lại không nói được mà phải “nuốt giận’ vào trong.

Nếu bạn đi ngủ khi đang hậm hực, não sẽ điều chỉnh lại cách thức các ký ức tiêu cực được lưu trữ. 
Nếu bạn đi ngủ khi đang hậm hực, não sẽ điều chỉnh lại cách thức các ký ức tiêu cực được lưu trữ. 

Theo tờ Guardian, một nghiên cứu khác xuất bản trên tạp chí Nature Communications cho thấy nếu bạn đi ngủ khi đang hậm hực, não sẽ điều chỉnh lại cách thức các ký ức tiêu cực được lưu trữ. Não của bạn sẽ lưu giữ những cảm xúc tiêu cực bởi giấc ngủ khiến trí nhớ của bạn bị ức chế mạnh mẽ, vì thế các ký ức tiêu cực cũng sẽ khó có thể xóa bỏ khỏi não. Và bạn sẽ thức dậy với tâm trạng chán nản và căng thẳng hơn.

Yunzhe Liu, người chịu trách nhiệm chính về nghiên cứu cho biết: "Theo nghiên cứu của chúng tôi, mọi người nên giải quyết những nỗi bức xúc hay bực tức trước khi đi ngủ".

Nghiên cứu này được tiến hành trong 2 ngày, sử dụng kỹ thuật tâm lý có tên gọi "Think/No-think" với 73 nam sinh. Kỹ thuật này giúp các nhà nghiên cứu thử mức độ thành công khi các nam sinh kiểm soát trí nhớ của họ.

Mọi người nên giải quyết những nỗi bức xúc hay bực tức trước khi đi ngủ.
Mọi người nên giải quyết những nỗi bức xúc hay bực tức trước khi đi ngủ.

Đầu tiên, nhóm sinh viên nam học cách kết hợp giữa các khuôn mặt trung tính với các bức ảnh không mấy tích cực như người bị thương, trẻ em khóc hay các tử thi. Cứ mỗi một gương mặt là một bức ảnh không tích cực và cứ như thế lặp đi lặp lại. Tiếp đó, các nhà nghiên cứu cho nhóm nam sinh xem lại những gương mặt một lần nữa và dặn họ phải quên những hình ảnh không vui kia hoặc phải nghĩ tới mặt tích cực của bức ảnh. Khoảng 30 phút sau lần thử đầu tiên, khoảng 9% người tham gia không nhớ những bức ảnh tiêu cực. Như vậy, sự kiểm soát trí nhớ bắt đầu có tác dụng.

Song, chỉ còn khoảng 3% nam sinh không nhớ về những hình ảnh trên chỉ một ngày sau lần thử đầu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến những ký ức tiêu cực tồn tại lâu hơn sau khi ngủ? Việc quét não bộ đưa ra một gợi ý cho câu hỏi này.

Theo đó, những ký ức mới được diễn tả bởi các hoạt động của não ở một vùng của não trước (Hồi hải mã - the hippocampus). Tuy nhiên qua một đêm, những ký ức này được phân phối trên khắp vỏ não. Và điều này có thể lý giải tại sao con người vẫn nhớ những hình ảnh tiêu cực sau khi ngủ. Theo các nhà khoa học, kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng để điều trị các chứng bệnh như rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Nói tóm lại, tức giận luôn gây hại cho sức khỏe và tinh thần của con người. Đặc biệt, mang theo nỗi bực tức vào giấc ngủ để lại hậu quả nhiều hơn chúng ta nghĩ. Tốt nhất, hãy buông xả những nỗi bức xúc hay bực tức trước khi đi ngủ.

AN LY (t/h)

6 cách đơn giản trị ho để có giấc ngủ ngon vào ban đêm

6 cách đơn giản trị ho để có giấc ngủ ngon vào ban đêm

Để hạn chế bị ho vào ban đêm và giúp bạn có một giấc ngủ ngon cho đến sáng thì bạn cần có các biện pháp.