Dòng tiền từ những nhà đầu tư mới dồn dập tìm đến bất động sản

Hiện tại, nhiều người có tiền tích lũy có xu hướng đổ mạnh vào bất động sản, khi các ngành kinh doanh khác đang đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh. Dòng tiền từ những nhà đầu tư mới dồn dập tìm đến bất động sản.

Tâm lý nhà đầu tư địa ốc hiện khá hưng phấn sau thời gian dài bị dồn nén bởi các đợt giãn cách xã hội, cộng với việc không muốn bỏ lỡ cơ hội đón đầu thị trường khi Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, triển khai hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn. Trong đó, đất nền vẫn là phân khúc được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt tại khu vực vùng ven Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, nguồn cung đang khá khan hiếm, chưa có nhiều dự án mới, mà chủ yếu ở những dự án đấu giá trước đó, điều này đã đẩy mặt bằng giá tại nhiều dự án lên khá cao.

Đa số F0 tham gia thị trường thời điểm này đều từng đầu tư ở những kênh khác như chứng khoán, vàng, ngoại hối…, nay chuyển qua bất động sản để tìm kiếm cơ hội sinh lời mới, chứ không phải những “tay mơ”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản đánh giá, sự gia nhập của các nhà đầu tư mới không chỉ góp phần giúp thị trường sôi động hơn, mà còn là điểm tựa để thị trường sớm bứt phá. Tuy nhiên, ông Đính cũng cảnh báo, các nhà đầu tư F0 vốn ưa mạo hiểm, nên các cơ quan quản lý cần theo dõi chặt để tránh dẫn đến tình trạng sốt ảo.

Thị trường BĐS chứng kiến cơn sốt mới khi sóng tăng giá đất đang sớm lan rộng ra toàn bộ các khu vực, trong đó TP.Thủ Đức được nhận định sẽ 'lên ngôi'. Động thái này khiến không ít nhà đầu tư và người mua ở thực không thể chần chờ, tranh thủ những ngày cuối năm khi giá BĐS vẫn đang trong thời điểm “nhá nhem” của chu kỳ tăng, săn mua các sản phẩm tốt với chính sách thanh toán ưu đãi.

Theo lãnh đạo một công ty bất động sản (BĐS), đang có cơn sốt biệt thự, đặc biệt là các dòng biệt thự cao cấp phục vụ cho giới siêu giàu. Sở dĩ có hiện tượng trên là do loại hàng này khan hiếm và khách mua dòng này đa số để ở chứ không phải đầu cơ hay “cò đất”. Chính vì sở hữu những vị trí đắc địa, độc tôn nên giá bán rất cao và luôn tăng giá.

Trong khi đó, lý giải về hiện tượng giá đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở vùng ngoại thành Hà Nội nóng lên gần đây, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS VN, cho rằng một phần nguyên nhân đến từ việc người dân đang có nhu cầu đầu tư, lướt sóng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp. Theo ông, một bộ phận người dân đang có tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu nên chọn đầu tư vào BĐS vì mức sinh lời hấp dẫn, lại tránh được lạm phát do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dòng tiền trong xã hội bị ùn tắc do khó đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực khác, lãi suất ngân hàng giảm nên dồn sang chứng khoán, BĐS.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết sau khi nới lỏng giãn cách xã hội thì thị trường BĐS cũng đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể. Lượng giao dịch, giá có xu hướng tăng cao. Theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cần sát sao hơn với thị trường BĐS, trong đó có việc đánh giá, nhận định về khả năng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các diễn biến bất thường, dự báo tình hình thời gian tới, để thị trường phát triển lành mạnh, tránh xảy ra “bong bóng”.

Trước nhu cầu tìm mua đất vườn, thổ cư ngày càng tăng sau giai đoạn giãn cách xã hội đã đẩy giá đất các địa phương lân cận TP HCM, cũng như một số tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng mạnh. Như các khu đất hồ thuộc TP Gia Nghĩa (Đắk Nông)… đã tăng 10%-20% so với thời điểm mới hết giãn cách. Tại Lâm Đồng, những khu đất đồi ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Lâm Hà… giá cũng nhảy loạn xạ nhưng gần đây đã chững lại sau khi cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra hàng loạt dự án phân lô, bán đất nền trái quy hoạch. Giá đất ở các địa phương này hiện dao động từ 900 triệu đến 2,5 tỉ đồng/sào (1.000 m2)tùy khu vực, vị trí.

Người dân ở khắp nơi, nhất là TP HCM, đổ xô về các khu vực thuộc Lâm Đồng nhằm tìm một mảnh đất để dành nghỉ dưỡng. Nhiều người nhanh tay thu gom những mảnh đất lớn, sau đó tiến hành phân lô, tách sổ diện tích từ 500-1.000 m2/nền để bán. Họ đã lời gấp nhiều lần so với giá mua từ 3 năm trước". Đáng chú ý, khi cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng thanh tra, kiểm tra việc phân lô, bán nền thì nhiều người tiếp tục chuyển hướng sang Đắk Nông để săn đất gây bất ổn cho thị trường bất động sản ở địa phương này. Hiện giá đất vườn, đất đồi một số khu vực ở Đắk Nông đã tăng nhiều lần so với trước, từ vài chục triệu đồng/sào đã lên tới 400-500 triệu đồng/sào, thậm chí các khu gần trung tâm TP Gia Nghĩa đến cả tỉ đồng/sào.

Giới đầu tư BĐS tiếp tục đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu tạo ra làn sóng ngầm thu mua đất nền và đẩy giá đất tại thị trường này leo thang trong các tháng cận Tết. Bên cạnh tiềm năng về hạ tầng, khung giá đất mới tăng cao trong năm 2022 cũng khiến nhiều nhà đầu tư chạy đua săn quỹ đất tại địa phương này.Càng về cuối năm, làn sóng săn mua BĐS càng có xu hướng rộn ràng hơn tại nhiều tỉnh thành phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Phan Thiết… Theo ghi nhận của Batdongsan.com.vn, tại Bà Rịa - Vũng Tàu vài tuần qua đang xuất hiện tình trạng quá tải giao dịch nhà đất tại nhiều phòng công chứng, đặc biệt là ở các “điểm nóng” hút đầu tư như Châu Đức, Đất Đỏ.

Theo thống kê của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bà Rịa Vũng Tàu, hồ sơ về đất đai tăng mạnh thời gian qua, cao gấp 10 lần trước giãn cách. Nhiều phòng công chứng một cửa ở Bà Rịa Vũng Tàu phải xếp hàng dài từ bãi giữ xe. Tại nhiều ngân hàng cũng ghi nhận tình trạng người dân xếp hàng chờ đợi rút tiền mặt từ các sổ tiết kiệm để tìm kiếm kênh gửi gắm khác an toàn hơn là nhà đất.

Tổng Hợp