Gạo xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá

Giá gạo xuất khẩu hôm nay 25/2 vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá; gạo NL OM 5451 ổn định trong khi chủng loại NL IR 504 tiếp tục xu hướng tăng.

Giá  gạo xuất khẩu  hôm nay (25/2) tăng mạnh, nhu cầu thu mua từ các kho chứa dồi dào, nhất là đối với loại gạo NL OM 5451. Giá gạo xuất khẩu đang trong giai đoạn tốt nhất cho nông dân; các chủng loại đồng loạt nâng giá lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua, giá gạo đã tăng từ 1.500 - 2.500 đồng/kg so với thời điểm cuối 2019.

Giá gạo xuất khẩu  NL IR 504 Việt hôm nay tăng mạnh, dao động ở mức 7.000 - 7.500 đồng/kg, tiếp tục tăng từ 50 - 100 đồng/kg so với hôm 23/2.

Chủng loại TP IR 504 (5% tấm) tăng mạnh, hiện đang ở mức 8.000 - 8050 đồng/kg, tăng 50 - 100 đồng/kg so với hôm 23/2; giá tấm IR 504 hôm nay ổn định, giá đang dao động quanh mức 6.550 - 6.600 đồng/kg, tăng từ 100 - 150 đồng so với hôm 22/2. Giá cám vàng hôm nay tăng, dao động khoảng 4.900 - 4.950 đồng/kg, chênh lệch từ 50 - 100 đồng/kg so với hôm 23/2.

Gạo xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá

Giá gạo bán lẻ hôm nay 25/2 tại các chợ trên địa bàn TP.HCM ổn định tại các chợ. Trong đó gạo nở mềm 12.200 đồng/kg, gạo hương lài sữa 16.200 đồng/kg, gạo Đài Loan biển 16.000 đồng/kg,... Một số loại giảm nhẹ giá: tấm xoan giảm 500 đồng còn 17.000 đồng/kg, gạo lài miên giảm 500 đồng xuống còn 14.500 đồng/kg, gạo Nàng Hương Chợ Đào giảm 500 đồng còn 18.000 đồng/kg.

Gạo đặc sản Việt Nam ngon nhất thế giới - ST25 có giá bán ổn định, hiện đang giao động trong khoảng 23.000 đến 25.500 đồng/kg, giá bình quân giảm nhẹ.

Bảng  giá lúa gạo hôm nay  25/2/2020:

STT

Sản phẩm

Giá (đồng/kg)

Thay đổi (đồng)

 1

Nếp Sáp

22.400

Giữ nguyên

 2

Nếp Than

32.300

Giữ nguyên

 3

Nếp Bắc

27.300

Giữ nguyên

 4

Nếp Bắc Lứt

34.000

Giữ nguyên

 5

Nếp Lứt

24.500

Giữ nguyên

 6

Nếp Thơm

31.000

Giữ nguyên

 7

Nếp Ngồng

22.000

Giữ nguyên

 8

Gạo Nở Mềm

12.200

+200 đồng

 9

Gạo Bụi Sữa

12.500

Giữ nguyên

10

Gạo Bụi Thơm Dẻo

12.000

Giữ nguyên

11

Gạo Dẻo Thơm 64

13.000

Giữ nguyên

12

Gạo Dẻo Thơm

15.000

Giữ nguyên

13

Gạo Hương Lài Sữa

16.200

+200 đồng

14

Gạo Hàm Châu

15.500

Giữ nguyên

15

Gạo Nàng Hương Chợ Đào

18.000

-500 đồng

16

Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

16.500

Giữ nguyên

17

Gạo Thơm Mỹ

13.500

Giữ nguyên

18

Gạo Thơm Thái

14.000

Giữ nguyên

19

Gạo Thơm Nhật

16.000

Giữ nguyên

20

Gạo Lứt Trắng

24.200

Giữ nguyên

21

Gạo Lứt Đỏ (loại 1)

25.000

Giữ nguyên

22

Gạo Lứt Đỏ (loại 2)

44.000

Giữ nguyên

23

Gạo Đài Loan

25.000

Giữ nguyên

24

Gạo Nhật

28.500

Giữ nguyên

25

Gạo Tím

38.000

Giữ nguyên

26

Gạo Huyết Rồng

45.000

Giữ nguyên

27

Gạo Yến Phụng

35.000

Giữ nguyên

28

Gạo Long Lân

27.500

Giữ nguyên

29

Gạo Hoa Sữa

18.000

Giữ nguyên

30

Gạo Hoa Mai

20.000

Giữ nguyên

31

Tấm Thơm

16.000

Giữ nguyên

32

Tấm Xoan

17.000

-500 đồng

33

Gạo Thượng Hạng Yến Gạo

22.200

Giữ nguyên

34

Gạo Đặc Sản Yến Gạo

17.000

Giữ nguyên

35

Gạo Đài Loan Biển

16.000

+200 đồng

36

Gạo Thơm Lài

15.000

Giữ nguyên

37

Gạo Tài Nguyên Chợ Đào

16.000

Giữ nguyên

38

Lúa loại 1 (trấu)

6.000

Giữ nguyên

39

Lúa loại 2

8.500

Giữ nguyên

40

Gạo Sơ Ri

15.100

Giữ nguyên

41

Gạo 404

12.000

Giữ nguyên

42

Lài Miên

14.500

-500 đồng

43

Gạo ST25

24.500

Giữ nguyên

Việt Nam có thể soán ngôi Thái Lan về xuất khẩu gạo trong năm nay. Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas đã đưa ra nhận định này trong bối cảnh thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, chi phí sản xuất lúa gạo trong nước cao hơn so với Việt Nam, tỷ giá đồng bạt biến động và đặc biệt là tình trạng hạn hán lan rộng.

Tất cả những vấn đề này sẽ khiến Thái Lan có nguy cơ rớt xuống vị trí thứ ba các nước xuất khẩu gạo lớn trong năm nay, trong đó Việt Nam sẽ chiếm vị trí thứ hai.

Hiện Ấn Độ vẫn là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% thị phần, kế đến là Thái Lan 22,7%.

THUẬN TIỆN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương