Giá thịt heo tăng mạnh đã kéo chỉ số tiêu dùng ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong hai năm qua

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong vòng hai năm vào tháng 7 khi giá thịt heo tăng cao, theo dữ liệu chính thức được công bố hôm thứ Tư (10/8).

Giá thịt heo, một thực phẩm thiết yếu ở Trung Quốc, đã tăng 20,2% trong tháng 7 so với một năm trước và đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/2020, theo dữ liệu chính thức được công bố thông qua Wind Information.

Giá thị heo tăng mạnh đã kéo chỉ số tiêu dùng ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong hai năm qua - Ảnh 1.

Giá thị heo tăng mạnh đã kéo chỉ số tiêu dùng ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong hai năm qua.

Bian Shuyang, nhà phân tích sản phẩm nông nghiệp tại Nanhua Futures, cho biết người chăn nuôi bán heo ra thị trường một cách miễn cưỡng do họ hy vọng giá sẽ cao hơn trong tương lai và điều này đã góp phần làm tăng giá thịt heo tăng trong tháng Bảy.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá thịt heo đã tăng kỷ lục trong tháng - tăng 25,6%, dữ liệu cho thấy.

Trong tương lai, Bian dự kiến giá thịt heo sẽ khó vượt qua mức cao của tháng Bảy.

Hai kỳ nghỉ lễ ở Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng 9 và tháng 10 sẽ giúp hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng đối với thịt heo, ông Bian nói.

Theo nhà phân tích này, các nhà chăn nuôi heo đang có lãi, một dấu hiệu cho thấy nguồn cung sẽ nhiều hơn trong tương lai.

Giá thịt heo ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong ba năm qua do người chăn nuôi lợn phải chiến đấu với dịch bệnh và có nhiều người nuôi mới.

Giá rau quả tươi cũng tăng vọt trong tháng 7, lần lượt tăng 16,9% và 12,9% so với một năm trước, theo Cục Thống kê Quốc gia.

Trong khi giá thực phẩm tăng, dữ liệu lạm phát hôm thứ Tư tiếp tục phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng yếu.

Theo các nhà phân tích Reuters thăm dò trước đó, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng 2,9% trong tháng 7 nhưng thực tế nó chỉ tăng 2,7%.

Dịch bệnh Covid bùng phát ở nhiều thành phố và việc thiếu các chính sách kích thích có thể đã dẫn đến tăng trưởng yếu hơn trong tháng Bảy.

Zhiwei Zhang - TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ, QUẢN LÝ TÀI SẢN PINPOINT

Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cho biết: "Giá phi thực phẩm thực sự đã giảm 0,1% trong tháng 7 so với tháng 6, điều này phản ánh nhu cầu yếu".

Bất chấp kỳ nghỉ hè, việc người dân chi tiêu cho do lịch cũng là 0,5% trong tháng Bảy so với một năm trước.

Các đợt bùng phát dữ dội củ dịch Covid-19 trong vài tuần qua đã làm gián đoạn các kỳ nghỉ với nhiều chuyến bay bị hủy và nhiều địa điểm đóng cửa, từ đảo Hải Nam đến cao nguyên Tây Tạng.

Chỉ số CPI của Trung Quốc trong tháng trước vẫn là mức cao nhất kể từ tháng 7/2020, khi chỉ số CPI trong tháng này chỉ tăng 2,7%, theo dữ liệu của Wind.

Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với dữ liệu của Mỹ, quốc gia chuẩn bị công bố dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của mình vào đêm nay theo giờ châu Á. Các nhà kinh tế được thăm dò bởi Dow Jones dự đoán chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ tăng 8,7% trong tháng 7 so với một năm trước, giảm so với mức 9,1% trong tháng 6.

Dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc vẫn tiếp tục ở mức vừa phải, song thấp hơn kỳ vọng.

Mức tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước được báo cáo vào tháng Bảy đã bỏ qua thăm dò của Reuters về mức tăng trưởng 4,8%.

"Chỉ số PPI giảm cũng chỉ ra khả năng tăng lạm phát CPI" ở Trung Quốc, nhà kinh tế trưởng Ting Lu của Nomura cho biết trong một lưu ý.

PV