Giá tiêu đứng yên ở khung giá 36.000-38.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4 ghi nhận đi ngang tại các tỉnh, thành trọng điểm so với phiên giao dịch hôm qua và đang dao động từ 36.000-38.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 21/4 tại Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức 38.000 đồng/kg; Bình Phước 37.500 đồng/kg;  Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo), Đồng Nai 37.000 đồng/kg; Gia Lai (Chuse) 36.000 đồng/kg. 

Như vậy, giá tiêu đang giữ mức ổn định tại khu vực Tây Nguyên, miền Nam sau khi đồng loạt 500 đồng/kg và đang giao dịch trong khung giá từ 36.000-38.000 đồng/kg. Riêng tại Đồng Nai, giá tiêu tiếp tục tăng thêm 500 đồng lên mức 37.000 đồng/kg.

Thị trường

Giá (đồng/kg)

thay đổi

Bà Rịa – Vũng Tàu

38.000

 0

Đồng Nai

37.000

0

Bình Phước

37.500

 0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

37.000

 0

Đăk Lăk

37.000

 0

Gia Lai (Chuse)

36.000

 0

 

Đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang. Giá hồ tiêu được ghi nhận tại cảng Cochin (Ấn Độ) vào lúc 17h ngày 21/4/2020 là 318 Rs/kg tiêu đã phân loại, chưa phân loại là 298 Rs/kg.         

Ngày

Thị trường

Loại 

Giá (Rs./Kg)

20/4/2020

Cochin

Đã phân

318

20/4/2020

Cochin

Chưa phân

298

Tỷ giá của đồng Việt Nam và đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 16/4/2020 đến ngày 22/4/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 304,18 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3 ước đạt 33 nghìn tấn, với giá trị đạt 70 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2020 đạt 74 nghìn tấn và 163 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Tính đến cuối tháng 3, đại dịch COVID-19 đã lan rộng và bùng phát tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và EU – 2 thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất trên toàn cầu. Đại dịch này tác động đáng kể đến các nền kinh tế trên toàn thế giới, tạo ra cú sốc cung - cầu ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại quốc tế và chuỗi sản xuất. Mặc dù chính phủ các nước đang thực hiện các chính sách để giảm thiểu thiệt hại kinh tế, không thể phủ nhận một cuộc suy thoái toàn cầu đang diễn ra.

Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu toàn cầu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách li xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Về dài hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo vẫn chịu áp lực dư cung.

PHƯỢNG LÊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương