Cụ thể giá tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 69.500 đồng/kg. Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai, là 67.500 đồng/kg.
Trong khi đó giá tiêu tại Đồng Nai là 68.000 đồng/kg, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiêu thu mua ở mức 71.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước vẫn giữ giá 70.000 đồng/kg.
Như vậy giá tiêu hôm nay đi ngang tại hầu hết các vùng trồng tiêu Tây Nguyên và Đông nam bộ.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 8,35 rupee/tạ, ở mức 40.775 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 15/4/2021 đến ngày 21/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,02 VND/INR.
Giá tiêu Việt Nam diễn biến khó lường khiến giá trở nên kém hấp dẫn hơn đối với đối tác. Điều này dẫn đến rủi các quốc gia tiêu thụ lớn có xu hướng chuyển sang Brazil.
Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cảnh báo nhu cầu của các quốc gia tiêu thụ lớn có xu hướng chuyển sang Brazil khi thị trường Việt Nam biến động khó lường khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và do giá tiêu Brazil đang cạnh tranh hơn so với giá tiêu Việt Nam.
Do đó, VPA dự báo xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ giảm trong năm 2021 và nhập khẩu của Việt Nam từ Brazil có thể gia tăng.
Tại Việt Nam, trong quý I, Việc thu hoạch trễ do ảnh hưởng thời tiết, cùng với đó là hiện tượng đầu cơ của các đại lý, thương lái làm cho giá tiêu tháng 3 tăng vọt từ mức 55.000 đồng/kg lên khoảng 80.000 đồng/kg vào tuần thứ 3 của tháng 3.
Diễn biến giá lên xuống phụ thuộc vào giới đầu cơ khi đẩy mạnh hàng bán ra điều này làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các nhà xuất khẩu.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3 năm 2021 ước đạt 30 nghìn tấn, với giá trị đạt 86 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2021 đạt 60 nghìn tấn và 174 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.