Giải bài toán quy hoạch “treo” để huyện lên quận?

Nhìn nhận đồ án quy hoạch chung của từ năm 2012 đến nay không còn phù hợp, nhiều quy hoạch chồng chéo khiến người dân bị ảnh hưởng. So với các quận khác, số lượng dự án của huyện Bình Chánh còn nhiều hơn nhưng đa số là dự án “treo” ảnh hưởng đến đời sống nhân dân...

Một khu vực trở thành thành phố không đồng nghĩa với chuyện từ một huyện nâng cấp lên thành phố, vì còn phụ thuộc vào cơ sở pháp lý về định hướng phát triển đô thị. Nhiều dự án kéo dài làm khổ người dân, nhà thì không xây được, sửa không xong, thấm dột, ô nhiễm, nhiều cảnh đời rất khổ...

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, định hướng quy hoạch sử dụng đất của TP.HCM đến năm 2030 thì đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 39%. Sở đã tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho phép TP.HCM không còn đất trồng lúa nước nữa, khi đó trên 15.000 ha đất trồng lúa nước sẽ được sử dụng đất với loại hình nông nghiệp đô thị. Điều này phù hợp với đặc thù của TP.HCM, bởi huyện trong thành phố khác với huyện thuần nông của các tỉnh còn chức năng nông nghiệp.

Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán quy hoạch thì các huyện khó mà lên quận hoặc thành phố. Từng làm Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, ông Quân cho biết thời điểm năm 2020 khi xác định lộ trình đưa huyện lên quận, thì cần 2 nhiệm kỳ (khoảng 10 năm) vì cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vấn đề phải làm. Do đó, việc xác định lộ trình và nguồn lực đầu tư cần cân nhắc kỹ để tránh tình trạng chính quyền chưa làm được nhiều nhưng giá đất trong dân tăng, ảnh hưởng đến việc bồi thường khi thực hiện công trình phúc lợi, dự án thương mại.

Thông tin Bình Chánh định hướng lên thành phố, người dân nửa mừng nửa lo khi số phận của những gia đình hơn 25 năm qua gắn với dự án khu đô thị Sing Việt còn dang dở. Từ năm 1996, khoảng 570 hộ dân được thông báo nhà đất nằm trong dự án rộng hơn 330 ha nên hạn chế xây dựng. Dự án khu đô thị Sing Việt là 1 trong 8 vụ khiếu nại đông người, kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn TP.HCM chưa được giải quyết dứt điểm.

Tại huyện Củ Chi, trong nhiều buổi tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội, số phận dự án Sài Gòn Safari (trên địa bàn xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng) bị “treo” hơn 17 năm qua được cử tri đặt ra và đề nghị giải quyết dứt điểm để trả lại quyền lợi chính đáng về nhà đất cho người dân…Đối với dự án Sài Gòn Safari, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình thừa nhận quá trình triển khai còn chậm, một số kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng chưa được thực hiện, TP.HCM sẽ cố gắng hoàn tất trong năm 2021.

Ông Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, nhìn nhận đồ án quy hoạch chung của huyện từ năm 2012 đến nay không còn phù hợp, nhiều quy hoạch chồng chéo khiến người dân bị ảnh hưởng. So với các quận khác, số lượng dự án của huyện Bình Chánh còn nhiều hơn nhưng đa số là dự án “treo”, điển hình là dọc đường Nguyễn Văn Linh có hàng loạt dự án dựng bảng tên nhưng không thực hiện.

Vào tháng 3/2021, báo cáo với UBND TP.HCM về công tác chuẩn bị xây dựng Đề án chuyển một số huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021-2030, Sở Nội vụ TP.HCM đánh giá 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành rõ nét và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành. Do đó, việc đầu tư xây dựng các huyện để chuyển lên quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM, chuyển các xã, thị trấn thuộc huyện thành phường là hết sức cần thiết.

Theo Sở Nội vụ, yêu cầu được đặt ra khi thành lập quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM phải bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI thông qua; đảm bảo trình tự và thủ tục đúng quy định. Ngày 21/11, UBND huyện Bình Chánh phối hợp Sở QH-KT TP.HCM tổ chức hội thảo tiềm năng phát triển đô thị và định hướng lập quy hoạch xây dựng đến năm 2040. Đây là một trong những bước khởi động của huyện ngoại thành này để thực hiện mục tiêu trở thành “thành phố trong thành phố” vào năm 2025.

5 huyện ngoại thành TP.HCM sẽ “lên đời” trong thời gian tới. Theo đó, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi định hướng phát triển thành thành phố giai đoạn 2021 - 2030; Nhà Bè và Hóc Môn định hướng phát triển thành quận giai đoạn 2021 - 2025.

PV

(Tổng Hợp)