Giám đốc điều hành BioNTech, Ugur Sahin, nhận định, các vắc xin hiện có chống lại các biến thể đang lưu hành, chẳng hạn như biến thể Delta rất dễ lây lan. Các mũi tiêm nhắc lại có thể tăng cường tác dụng bảo vệ.
Tuy nhiên, ông Sahin bày tỏ lo ngại, các biến thể trong tương lai của virus SARS-CoV-2 có khả năng né tránh phản ứng miễn dịch do các loại vắc xin này tạo ra. Do đó, các nước có thể cần loại vắc xin Covid-19 được điều chỉnh.
![]() |
“Năm nay hoàn toàn không cần thiết có một loại vắc xin mới. Nhưng vào giữa năm sau, mọi chuyện có thể khác”, Sahin nói. “Virus SARS-CoV-2 sẽ ở lại và thích nghi hơn nữa. Chúng ta không có lý do gì để cho rằng virus thế hệ tiếp theo sẽ dễ xử lý hơn so với thế hệ hiện tại. Đây là một quá trình tiến hóa liên tục và sự tiến hóa đó chỉ mới bắt đầu".
Công ty BioNTech (Đức) kết hợp với hãng dược phẩm Pfizer đã sáng chế vắc xin công nghệ mRNA đang được phổ biến trên khắp thế giới.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla, nhận định cuộc sống sẽ trở lại bình thường trong năm 2022, mặc dù các biến thể SARS-CoV-2 mới tiếp tục xuất hiện.
Đề xuất "siết" cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội, người thu nhập thấp bấp bênh trước cảnh khó