Gumayusi chia sẻ "đắng lòng" về vai trò xạ thủ, hóa ra quan điểm của game thủ xưa nay là sai lầm

Gumayusi có những chia sẻ về vai trò xạ thủ sau trận thắng DK.

Trong trận gặp Dplus KIA vừa qua, màn thể hiện của Gumayusi thực sự quá chói sáng. Cũng vị tướng Lucian đã bại trận trong tay Gen.G, sau đó là Caitlyn - một xạ thủ truyền thống của LMHT đã ra mắt lâu năm, nhưng lần này Gumayusi đã thu về "trái ngọt". Anh nhận được vô vàn lời khen sau trận thắng và cũng có cho mình thêm 100 điểm POG sau màn thể hiện với Lucian "gánh team" trong ván 1. Có thể nói, khi T1 cần thì Gumayusi luôn sẵn sàng trở thành ngôi sao nổi bật nhất. Tuy nhiên, đối với xạ thủ sinh năm 2002 thì đây không phải là một điều gì quá đáng mừng.

Gumayusi tỏa sáng trong trận đấu với DK
Gumayusi tỏa sáng trong trận đấu với DK

Cụ thể, sau trận đấu, xạ thủ nhà T1 thẳng thắn cho biết: "Trong một trận đấu, nếu mà xạ thủ tỏa sáng và nổi bật, hay nhận được POG thì tức là đội tuyển đó đang trong tình trạng nguy cấp (nên buộc xạ thủ phải gánh team chính). Nhưng dù sao thì tôi cũng rất vui vì có thêm điểm POG cho mình".

Nhưng Gumayusi thừa nhận xạ thủ phải tỏa sáng tức là đội nhà đã gặp nguy hiểm và điều này khác với quan niệm của nhiều game thủ từ trước đến nay
Nhưng Gumayusi thừa nhận xạ thủ phải tỏa sáng tức là đội nhà đã gặp nguy hiểm và điều này khác với quan niệm của nhiều game thủ từ trước đến nay

Thực tế, theo phần đông game thủ, nhất là những người chơi các tựa game mang tính đồng đội như LMHT thì "Xạ thủ gánh team" lại bị xem là mặc định phải như thế. Thậm chí, các game thủ không ngần ngại công kích, "blame" đồng đội gay gắt nếu chọn vị trí xạ thủ nhưng lại không thể "gánh team". Tuy nhiên, vai trò của xạ thủ trong LMHT, nhất là hiện nay, đang vô cùng khó khăn và đôi khi lại không phải là vị trí được dồn nhiều tài nguyên nhưng rất dễ bị đối phương "gank". Trong một giao tranh, xạ thủ còn phải tính toán vị trí, sát thương để đảm bảo đóng góp được nhiều nhất cho đội.

Gumayusi cũng thường phải nhận nhiều chỉ trích nhất đội mỗi khi T1 thua trận
Gumayusi cũng thường phải nhận nhiều chỉ trích nhất đội mỗi khi T1 thua trận

Nhưng một đội đang phải trông chờ hoàn toàn vào xạ thủ, tức là 4 vị trí khác ít nhiều đã thua thiệt so với đối thủ. Và khi đó, gần như chắc chắn họ sẽ không đủ tài nguyên để bảo vệ xạ thủ của mình. Một AD tự chơi thì gần như không thể có tác dụng, khi đối phương có thể chỉ cần một combo kỹ năng cũng đủ khiến AD đó "lên bảng đếm số".

Trong ván đấu Gumayusi giành POG thực sự là khó khăn cho T1 khi DK duy trì thế trận rất tốt
Trong ván đấu Gumayusi giành POG thực sự là khó khăn cho T1 khi DK duy trì thế trận rất tốt

Chưa kể, trong đội hình T1, mọi vị trí đều quan trọng và được vận hành như một khối thống nhất. Chính vì vậy, khi 4 thành viên còn lại thua thiệt hoặc chỉ duy trì được thế cân bằng, khi đó Gumayusi sẽ cần phải tỏa sáng hơn nữa để tạo đột biến làm tiền đề mang về chiến thắng cho đội. Do đó, mỗi sai lầm đều sẽ trả giá rất đắt và khiến vai trò xạ thủ của tuyển thủ sinh năm 2002 càng thêm khó khăn và áp lực.

Nam Minh