Hai bức tranh tương phản về Hàn Quốc và Triều Tiên trong đại dịch COVID-19

Trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên bị chia tách trong vòng 70 năm qua, Triều Tiên và Hàn Quốc đã bộc lộ những diện mạo hoàn toàn khác biệt trong hầu hết các khía cạnh.

Ai cũng biết Hàn Quốc được cộng đồng quốc tế ca ngợi là một quốc gia đã trải qua quá trình chuyển giao dân chủ và đạt được sự thịnh vượng kinh tế. Trong khi đó, Triều Tiên lại được biết đến là một quốc gia có hệ thống chính trị độc đoán và một xã hội khép kín.

Về quá trình toàn cầu hóa, Hàn Quốc và Triều Tiên đều đi theo những con đường khác biệt. Trong khi Seoul chủ động theo đuổi quá trình toàn cầu hóa và tiến tới một xã hội minh bạch và cởi mở thì Bình Nhưỡng lại từ chối toàn cầu hóa và thiết lập một thế giới của riêng mình.

Hai diện mạo này cũng thể hiện rõ nét trong cách thức phản ứng với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Chủ tịch Triều Tiên và Tổng thống Hàn Quốc.
Chủ tịch Triều Tiên và Tổng thống Hàn Quốc.

COVID-19 và bức tranh Hàn Quốc

Tại hội nghị trực tuyến Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra gần đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế trong nỗ lực ứng phó đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra, gọi tắt là COVID-19.

Ông Moon Jae-in thừa nhận: “Trong vòng 2 tháng qua, Hàn Quốc đã ở tâm điểm thách thức do COVID-19 gây ra…”. Ở Hàn Quốc, cả chính phủ và xã hội dân sự đều tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ trong nỗ lực ứng phó dịch bệnh. Thực tế, COVID-19 đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống y tế, thị trường tài chính và xã hội dân sự của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Seoul không cấm hoàn toàn hoạt động đi lại và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Dĩ nhiên, người dân Hàn Quốc đã chỉ trích gay gắt chính sách hạn chế đi lại này của chính phủ. Một số người Hàn Quốc muốn chính phủ đóng cửa hoàn toàn khu vực biên giới sau khi COVID-19 lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc và sau đó giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc bị nhiễm và làm lây lan virus ra cả nước.

Tuy nhiên, Seoul đã nỗ lực để giảm thiểu việc áp dụng các biện pháp hạn chế bằng cách áp dụng chính sách “thủ tục nhập cảnh đặc biệt” đối với những người đến từ các nước có dịch bệnh bùng phát ở quy mô lớn đồng thời giảm thiểu tác động của biện pháp cách ly.

Hàn Quốc từng ở tâm điểm thách thức do COVID-19 gây ra
Hàn Quốc từng ở tâm điểm thách thức do COVID-19 gây ra

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng thực hiện các biện pháp công khai và minh bạch khi đảm bảo rằng tất cả các thông tin liên quan đều được phổ biến ở cả trong và ngoài nước. Để thực hiện được mục tiêu này, Seoul đã đưa ra các biện pháp mang tính sáng tạo và đặc biệt.

Cụ thể, Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm với số lượng chưa từng có tiền lệ và tìm cách xác định và lần dấu con đường lây nhiễm. Đặc biệt, các loại thuốc thử kháng thể trong chuẩn đoán nhanh độ chính xác cao đã được phát triển trước khi COVID-19 lây lan ở Hàn Quốc, giúp nước này có thể tiến hành thử nghiệm nhanh chóng và kịp thời.

Nhằm ứng phó với sự bùng phát số ca lây nhiễm, Hàn Quốc đã lập các chốt kiểm tra cho những người đang đi trên phương tiện xe cơ giới. Bên cạnh đó, các chốt kiểm tra được thiết lập tại các sân bay lớn để nhanh chóng và kịp thời kiểm tra hành khách nước ngoài đến Hàn Quốc. Chỉnh phủ nước này cũng áp dụng biện pháp “tự cách ly” để theo dõi chặt chẽ những người tự cách ly.

Mặc dù Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức để đánh bại COVID-19 song nước này vẫn công khai và liên hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế. 

COVID-19 và bức tranh Triều Tiên

Tiếc thay, biện pháp chống COVID-19 của Triều Tiên đối lập hoàn toàn với biện pháp của Hàn Quốc. Nói cách khác, Bình Nhưỡng đã ứng phó với dịch bệnh này y như cách họ hưởng ứng quá trình toàn cầu hóa. Khi COVID-19 bắt đầu lây lan, điều Triều Tiên làm trước tiên là đóng cửa biên giới. Thậm chí, Triều Tiên còn đóng cửa biên giới với Trung Quốc dù Bình Nhưỡng phụ thuộc 90% thương mại vào Bắc Kinh.

  Tình nguyện viên thực hiện công việc khử trùng trong chiến dịch chống COVID-19 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên trong hình ảnh này do Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 4/3/2020. Ảnh: REUTERS

Tình nguyện viên thực hiện công việc khử trùng trong chiến dịch chống COVID-19 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên trong hình ảnh này do Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 4/3/2020. Ảnh: REUTERS

Vốn là một nước khép kín, Triều Tiên chọn cách khép mình hơn. Điều quan trọng là cần biết được nguy cơ lây lan COVID-19 ở Triều Tiên có quy mô lớn như thế nào khi hệ thống y tế của nước này yếu kém và dễ bị tổn thương. Mặc dù Triều Tiên chưa chính thức công bố bất kỳ ca mắc COVID-19 nào và nước này tự coi mình là một quốc gia “sạch bóng COVID-19”, song điều này là khó tin.

Tuy nhiên, không rõ Triều Tiên có các bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh hay không. Ví dụ, không có một tin tức nào trên truyền thông nhà nước Triều Tiên đề cập việc sử dụng những loại thuốc thử kháng thể virus trong xét nghiệm nhanh. Bình Nhưỡng cũng không đáp lại đề nghị của Seoul muốn hỗ trợ các loại thuốc thử kháng thể.

Mặc dù vậy, tin tức cho hay Nga đã cung cấp 1.500 đơn vị thuốc thử kháng thể cho Triều Tiên và Bình Nhưỡng gần đây kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ bộ thử xét nghiệm nhanh virus corona. Mặc dù vậy, Triều Tiên không thờ ơ với dịch bệnh này. Truyền thông nhà nước hàng ngày đưa tin về sự lây lan dịch bệnh trên thế giới cũng như tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc.

Tờ Rodong Shinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, gần đây liên tục nâng cao nhận thức người dân nước này với những bài viết về các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ. Báo này cũng đưa tin Triều Tiên đã khởi công xây dựng một bệnh viện đa khoa mới ở Bình Nhưỡng và dự kiến hoàn thiện chỉ trong vòng 200 ngày. 

Ngay cả nếu COVID-19 chưa lây lan ở Triều Tiên thì dịch bệnh này đã gây tác động to lớn đối với xã hội Triều Tiên. Lý do là hoạt động kinh tế của Triều Tiên phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng hơn trong thời kỳ COVID-19 sau những đòn trừng phạt quốc tế đối với nước này.

  Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra quân đội trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng khắp nơi. Ảnh: AFP

Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra quân đội trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng khắp nơi. Ảnh: AFP

Mặc dù COVID-19 đã hủy hoại nghiêm trọng nền kinh tế Triều Tiên, song Bình Nhưỡng vẫn chưa chìa tay với cộng đồng quốc tế. Triều Tiên biết rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh này song vẫn chọn cách tiếp tục khép kín như cách thức nước này hưởng ứng quá trình toàn cầu hóa.

Điều này trái ngược với Hàn Quốc khi Seoul cởi mở và tìm cách chung tay với cộng đồng quốc tế ứng phó với dịch bệnh. Lý do là Triều Tiên không tin tưởng mức độ đảm bảo an ninh trong nước, Bình Nhưỡng không thể mở cửa với thế giới bên ngoài ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh như hiện nay. 

COVID-19 đã phơi bày hai diện mạo hoàn toàn khác biệt này trong quá trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nếu Bình Nhưỡng thay đổi hành động và tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thì có thể đạt được bước đột phá trong nỗ lực đem lại hòa bình thực sự cho bán đảo Triều Tiên.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương