Khách sạn trăm tỷ tại thành phố du lịch điêu đứng

Hoạt động kinh doanh của các khách sạn tại những TP lớn như Hà Nội, TP.HCM chịu nhiều tác động nặng nề do dịch Covid-19.

Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, đến tháng 3/2020, số cơ sở lưu trú trên địa bàn là hơn 1.100 cơ sở với gần 50.000 phòng, đến nay đã có hơn 100 khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn xin tạm ngưng hoạt động.

"Các chủ cơ sở này cho biết họ tạm ngưng hoạt động để giảm chi phí, cắt lỗ và để chờ thị trường du lịch ấm dần lên mới hoạt động trở lại hoặc chờ sang tên đổi chủ", vị lãnh đạo cho hay.

Khách sạn trăm tỷ tại thành phố du lịch điêu đứng

Theo Zing dọc tuyến đường Hạ Long thuộc trung tâm khu du lịch Bãi Cháy, không hiếm gặp những khách sạn và nhà hàng treo biển dừng hoạt động. 

Theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng tới gần 13.000 lao động đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở lưu trú, khách sạn. 

Tại Đà Nẵng, hàng nghìn nhà nghỉ, khách sạn cũng trong tình trạng “đóng băng” nhiều tháng qua.

Tại TP.HCM, hàng loạt khách sạn có quy mô từ 50-100 phòng với vị trí tại những con đường sầm uất nhất quận 1 như Phạm Hồng Thái, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Siêu, Lê Thị Riêng... đang được rao bán gấp với giá 150-800 tỷ đồng. Phân khúc khách sạn quy mô dưới 30 phòng cũng được rao bán ồ ạt với mức giá từ khoảng hơn 200 tỷ đồng đổ lại tùy vào vị trí và tình trạng khách sạn. Công suất cho thuê khách sạn tại TP.HCM trong quý II vừa qua chỉ đạt 18%.

Trao đổi với Zing, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam, cho biết nhiều kế hoạch kinh doanh, đầu tư của chủ sở hữu khách sạn trong năm 2021 bị đổ bể do sự bùng phát của đợt dịch Covid-19. 

Sohovietnam ghi nhận tại TP.HCM, các tài sản khách sạn được giao dịch khá chậm, còn tại các địa phương nổi tiếng về du lịch như Hội An, Nha Trang, Đà Nẵng đã ghi nhận một vài giao dịch thành công. Giá bán của toàn thị trường giảm 20-25% so với 2019 - giai đoạn giá cao nhất của thị trường bất động sản khách sạn.

Đối với những người kinh doanh khách sạn có hai nhóm chính: 

Thứ nhất là các chủ đầu tư lớn hoặc các cá nhân giàu có sở hữu khách sạn không chịu áp lực quá lớn về dòng tiền chủ yếu tạm thời đóng cửa để giảm tối đa chi phí, chỉ trả lương.

Thứ hai là những người vay nợ nhiều để mua và kinh doanh khách sạn chịu nhiều sức ép về tài chính, có nhu cầu bán gấp để thanh lý tài sản.

Theo ông Cần, nhiều khách sạn đang có nhu cầu thanh lý nhưng vẫn có sự "giằng co" giữa người mua và người bán trong các giao dịch.

Trao đổi với Zing, ông Eric A. Baumgartner, sáng lập và CEO của Dome Hospitality, đơn vị chuyên kết nối đầu tư ngành khách sạn, cho biết dựa trên nhu cầu hiện tại từ cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, có 4 tiêu chí chính mà họ đang đề ra:

Thứ nhất, động lực của các nhà đầu tư là họ tin rằng đây là thời điểm thích hợp để sáp nhập các tài sản khách sạn.

Thứ hai, nhà đầu tư đang tìm kiếm các khách sạn tại những thị trường năng động hoặc những điểm đến du lịch tiềm năng. Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM là nhóm được ưu tiên, sau đó tới Quy Nhơn, Đà Lạt ...

Thứ ba, phần lớn các khách sạn đang được tìm mua có giá từ 20-100 triệu USD. Một số nhà đầu tư cũng tìm các tài sản lên đến 150-200 triệu USD.

Cuối cùng là quy mô của khách sạn, chủ yếu là những khách sạn có hơn 80 phòng.

Vị CEO này cũng cho rằng người bán và người mua cần đánh giá có cái nhìn bao quát về thị trường khu vực chứ không chỉ tập trung vào thị trường Việt Nam. Ông cho rằng họ nên cân nhắc kĩ về tầm quan trọng của việc đầu tư vào Việt Nam lúc này, cần có chiến lược đầu tư với thời gian và mục đích rõ ràng trước khi đưa ra quyết định.

Thanh Mai

Cẩn trọng trước những nhận xét giả khi mua hàng trực tuyến

Cẩn trọng trước những nhận xét giả khi mua hàng trực tuyến

Đối với người mua hàng, những bình luận trực tuyến là lý do để người tiêu dùng lựa chọn món hàng. Do vậy, trên các trang mạng đã xuất hiện những nhận xét giả để "câu khách."