Giải quyết khó khăn bằng một cách làm kỳ lạ. Vị đại quan này là Phạm Trọng Yêm (989 – 1052), tự Hy Văn, thụy Văn Chánh, là chính trị gia, nhà quân sự và nhà giáo dục lỗi lạc thời Bắc Tống (960 -1127). Phạm Trọng Yêm là vị quan thanh liêm nổi tiếng với câu nói: “Tiên thiên hạ nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (tạm dịch là “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”). Ông sinh ra ở Từ Châu trong gia đình có cha là vị quan từng đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau trong chính quyền Bắc Tống ngay từ những ngày đầu mới thành lập.
Phạm Trọng Yêm là vị quan thanh liêm nổi tiếng của triều đại nhà Tống. |
Năm 1015, thời Tống Chân Tông trị vì, ông đỗ tiến sĩ và tới Quảng Đức quân làm quan. Đến thời Tống Nhân Tông, ông đảm nhận chức vụ là hữu tư gián. Sau đó, năm 1038, Phạm Trọng Yêm đảm nhận chức vụ kinh lược an phủ chiêu thảo phó sứ Thiểm Tây.
Tháng 7 năm Khánh Lịch thứ 3 (tức năm 1043), ông được thăng chức lên cu mật phó sứ, tham tri chánh sự (hay phó tể tướng). Từ năm này, ông tham gia đề xuất cải cách công việc triều chính, nhưng sau đó cuộc cải cách này nhanh chóng thất bị do bị các quan lại phản đối vào năm 1045.
Phạm Trọng Yêm nổi tiếng với câu nói: "“Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” |
Kể từ đó, Phạm Trọng Yêm bị giáng chức và lần lượt tới làm quan tại các nơi như Đặng Châu, Hàng Châu và Thanh Châu. Dù vậy, ông vẫn có nhiều đóng góp to lớn và được dân chúng quý mến. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Vừa mới nhậm chức tri phủ ở Hàng Châu, Phạm Trọng Yêm đã phải đối mặt với vấn đề nạn đói. |
Năm 1049, khi vừa nhập chức tri phủ Hàng Châu, Phạm Trọng Yêm đã phải đối mặt với nạn đói xảy ra. Đây quả thực là một trong những đại nạn không lường trước được. Thế nhưng, vị quan nổi tiếng này lại có cách xử lý vô cùng độc đáo.
Sau khi Phạm Trọng Yêm nhậm chức tri phủ ở Hàng Châu không được bao lâu, khu vực Giang Tô và Chiết Giang gặp phải nạn đói trầm trọng. Thực trạng này ảnh hưởng tới Hàng Châu, nơi vị quan này vừa tới quản lý. Do ảnh hưởng của nạn đói, đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Lúc bấy giờ, Phạm Trọng Yêm đã đưa ra quyết định kịp thời là mở một nhà kho để xuất lương thực cứu trợ cho người dân vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là một cách hay. Bởi thay vì giảm xuống, số người dân bị ảnh hưởng từ nạn đói lại tiếp tục gia tăng.
Sau khi biết việc này, Phạm Trọng Yêm nhận ra rằng việc mở kho cứu đói cho những người dân địa phương không phải là cách để giải quyết tận gốc vấn đề. Đây giống như một vết sẹo bề ngoài sẽ không lành trừ khi được chữa khỏi.
Ngoài ra, có một điều đáng lo ngại hơn đã xảy ra. Đó là nạn buôn bán lương thực với giá cao bắt đầu xuất hiện ở Hàng Châu. Cụ thể, những người buôn thóc gạo đã lợi dụng nạn đói xảy ra để kiếm lợi nhuận khổng lồ. Giá bán ban đầu là 100 đồng cho một đấu gạo đã được nâng lên thành 120 đồng. Điều này khiến những người dân gặp nạn vốn đã rất khó khăn nay càng khốn cùng khi buộc phải mua lương thực với giá cao.
Sau khi nghe tin giá gạo tăng cao, những người đi theo Phạm Trọng Yêm đã rất tức giận và tin rằng những kẻ trục lợi này cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, thật không ngờ, vị quan nổi tiếng của nhà Tống không những không ngăn cản mà còn cho tăng giá bán gạo lên 180 đồng mỗi thùng.
Quyết định này của Phạm Trọng Yêm khiến những người đi theo ông không thể hiểu nổi. Thậm chí họ còn cho rằng ông bị hồ đồ. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến cách giải quyết vấn đề của vị quan này, tất cả đều phải khâm phục.
Tăng giá gạo để cứu người dân gặp nạn đói
Phạm Trọng Yêm bất ngờ cho tăng giá gạo khi nạn đói xảy ra. |
Để giải quyết triệt để vấn đề khủng hoảng lương thực do nạn đói, Phạm Trọng Yêm đã đưa ra 3 chiến lược lớn.
Thứ nhất, ông cho tăng giá lương thực. Điều này đã thu hút các nhà buôn bán lương thực từ khắp đất nước đến Hàng Châu nhằm mục đích kiếm lời. Đến khi nhiều thóc gạo được chuyển đến Hàng Châu, Phạm Trọng Yêm lại ra lệnh mở kho và xuất lương thực. Điều này khiến giá gạo trong chợ bị giảm mạnh.
Giá bán đang trên đỉnh 180 đồng xuống còn 100 đồng. Kết quả, với giá bán này, nhiều người dân có thể mua được gạo để ăn. Về phần những kẻ đầu cơ trục lợi, họ chỉ còn cách vận chuyển thóc gạo và ra về với vẻ mặt buồn bã.
Đời sống của người dân Hàng Châu được cải thiện nhờ 3 chiến lược của Phạm Trọng Yêm. |
Thứ hai, xây dựng các dự án thủy lợi và mở ra nhiều cơ hội việc làm.
Ngoài việc giải quyết vấn đề lương thực cho nạn đói trước mắt, vị quan họ Phạm còn tiến hành xây dựng nhiều công trình xây dựng, dự án thủy lợi để tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương.
Người dân ở Hàng Châu nhiệt tình tham gia xây dựng các công trình này. Tuy tiền công không nhiều nhưng nguồn thu nhập ổn định này giúp họ vượt qua khó khăn trong tình trạng hạn hán, mất mùa và không phải trông cậy vào sự cứu trợ từ người khác.
Thứ ba, tổ chức đua thuyền rồng để thúc đẩy kinh tế địa phương.
Dù ở bất kỳ chức quan nào, Phạm Trọng Yêm luôn suy nghĩ đến lợi ích của người dân. |
Ngoài hai việc cấp bách trên, Phạm Trọng Yêm còn đặc biệt tổ chức cuộc thi đua thuyền rồng. Điều này không chỉ giúp người dân ở Hàng Châu tìm lại được niềm vui cuộc sống sau thảm họa về nạn đói mà còn thu hút nhiều người từ các khu vực khác tới xem.
Đặc biệt, cuộc thi thu hút nhiều người giàu có tới Hàng Châu, giúp mang lợi lợi ích kinh tế không nhỏ cho địa phương này.
Ba chiến lược của Phạm Trọng Yêm đề ra có mối tác động lẫn nhau và cuối cùng đã giải quyết được khủng hoảng trước mắt. Từ câu chuyện này có thể thấy rằng vị quan này luôn bình tĩnh, tỉnh táo và suy nghĩ thấu đáo trong suốt quá trình giúp người dân ở Hàng Châu vượt qua nạn đói.
Những phương pháp mà ông đề ra không chỉ làm giảm bớt khó khăn trước mắt mà còn đảm bảo sự ổn định và mang lại lợi ích lâu dài cho người dân. Khả năng giải quyết khủng hoảng của Phạm Trọng Yêm quả thực là một bài học cho hậu thế sau này.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Xinhua, Baidu
Hậu nhân của Tần Thủy Hoàng còn tồn tại không? Người mang 4 họ này có thể là con cháu của vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên
Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến của Trung Quốc. Ông còn được gọi với cái tên “Doanh Chính”.