Khi nào thuốc Favipiravir nội điều trị Covid- 19 được sản xuất đại trà?

"Việc các nhà khoa học Việt Nam bào chế thành công thuốc Favipiravir ở quy mô phòng thí nghiệm có ý nghĩa to lớn', dược sĩ Phan Văn Hiệu bày tỏ.

Các nhà khoa học ở Viện Hóa Học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam bào chế thành công thuốc Favipiravir điều trị Covid  ở quy mô phòng thí nghiệm. Theo dược sĩ Phan Văn Hiệu đánh giá “đây là một tin vui",  mở ra cơ hội làm chủ nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc quý được dùng trong điều trị Covid-19 bằng công nghệ và tài nguyên trong nước.

Khi nào thuốc Favipiravir nội điều trị Covid- 19 được sản xuất đại trà?

Thuốc Favipiravir đã được đưa vào thử nghiệm điều trị tại Trung Quốc trong đợt dịch bùng phát tại Vũ Hán và một số nước. Tuy vậy cho đến nay thuốc vẫn đang còn bản quyền phát minh sáng chế, các nước chưa thể mua, tiếp cận được nguyên liệu. Trước Việt Nam, các nhà khoa học Nga cũng công bố bào chế thành công Favipiravir và đã đưa vào thử nghiệm điều trị tại Nga đem lại kết quả cao.

"Việc các nhà khoa học Việt Nam bào chế thành công thuốc Favipiravir ở quy mô phòng thí nghiệm có ý nghĩa to lớn', dược sĩ Phan Văn Hiệu bày tỏ.

Dược sĩ Hiệu đánh giá việc Việt Nam làm chủ công nghệ bào chế và tổng hợp hóa dược ra nguyên liệu sản xuất thuốc còn đang trong giai đoạn độc quyền và không có nguồn cung, có thể có cơ hội lớn cho các bệnh nhân covid trong tương lai.

Theo ông Hiệu, việc tiếp theo của các nhà khoa học là cần nghiên cứu làm chủ  công nghệ và xây dựng quy trình sản xuất ở quy mô pilot (nhỏ) và tiến đến sản xuất ở quy mô công nghiệp, đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước đạt độ tinh sạch và tiêu chuẩn kiểm nghiệm của nguyên liệu làm thuốc. Giá thuốc trên thế giới quá cao và việc làm chủ quy trình công nghệ có thể giúp giảm giá thành sản xuất thuốc, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Thanh Mai

EVN phải mua thêm điện từ Lào trước nguy cơ thiếu điện

EVN phải mua thêm điện từ Lào trước nguy cơ thiếu điện

Nguy cơ thiếu điện đang lộ rõ dù nguồn điện mặt trời đang dư thừa ở phía Nam phải cắt giảm do chưa có giải pháp lưu trữ.