Làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh khi mất thẻ BHYT?

Trong trường hợp đã mua thẻ BHYT nhưng làm mất thẻ thì có được thanh toán tiền bệnh áp dụng có thẻ BHYT hay không?

Theo đó, sẽ có hai trường hợp người tham gia bảo hiểm mất thẻ BHYT mà cần đi khám chữa bệnh:

Mất thẻ BHYT mà chưa kịp làm lại

Theo trang Luatvietnam, Điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT, ngoài các trường hợp thanh toán trực tiếp theo Điểm a và b khoản 2 Điều 31 Luật BHYT, người có thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp sau đây:

c) Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại.

Đồng thời, Công văn số 5823/BYT-BH của ban hành ngày 02/10/2019 của Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện khám chữa bệnh BHYT trong trường hợp mất thẻ BHYT như sau: Căn cứ vào điểm c, khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trường hợp người bệnh không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp là phù hợp với quy định của pháp luật về BHYT, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

bao-hiem.jpg

Như vậy, trường hợp người bệnh bị mất thẻ mà chưa kịp làm thủ tục cấp lại hoặc chỉ phát hiện bị mất thẻ tại thời điểm đi khám chữa bệnh sẽ tự mình thanh toán trước tiền khám chữa bệnh, sau đó làm thủ tục yêu cầu Quỹ BHYT thanh toán trực tiếp.

Làm lại thẻ bị mất nhưng chưa đến hạn cấp

Trường hợp này, người bị mất thẻ BHYT có thể được hưởng đầy đủ quyền lợi nếu thực hiện đúng thủ tục tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Như vậy, khi đi khám chữa bệnh, bệnh nhân chỉ cần cung cấp Giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh nhân thân của mình thì sẽ được coi là đúng thủ tục khám chữa bệnh BHYT.

Khi đó, người bệnh sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như trường hợp có thẻ BHYT. Cụ thể, người bệnh sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo các mức được quy định tại Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi 2014:

(Tổng hợp)

HOÀNG ANH