Lợi dụng dịch bệnh, Trung Quốc đang cố tình xâm chiếm biển Đông?

Viện trưởng Viện Việt Nam học cho rằng hành động của Trung Quốc là muốn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Tuần trước, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đã xây dựng hai "trạm nghiên cứu" mới tại đá Chữ Thập và đá Subi, hai thực thể biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Liên quan đến sự việc này, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN cho rằng đây là hành động nhằm xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc. 

  Đá Subi - Ảnh: AMTI

Đá Subi - Ảnh: AMTI

Theo ông Nguyễn Quang Ngọc, vào thời điểm cả thế giới đang trong cuộc chiến chống dịch bệnh trong đó có Việt Nam, Bắc Kinh đã lợi dụng để ra tay chiếm biển Đông. Hành động này hoàn toàn có chủ đích và thể hiện bản chất thâm hiểm, cơ hội chủ nghĩa của chính quyền Bắc Kinh. 

Trước đây Trung Quốc cũng đã nhiều lần tìm cách chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 

Ông Ngọc cũng bày tỏ sự đồng tình với chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh trước đó cho rằng Bắc Kinh bất chấp dịch bệnh đang diễn ra, vẫn dành sự quan tâm đến các điểm nóng trên biển Đông. Bắc Kinh đang cố tình dùng mác "khoa học dân sự" để đưa ra yêu sách, việc làm này dễ dàng qua mắt thế giới. 

Hơn nữa, trong thời gian tới chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động lấn chiếm chủ quyền, đây là hành động sai trái vì họ luôn "nói một đường làm một nẻo". Vì vậy, ông Ngọc nhấn mạnh, chúng ta không được phép những lời hoa mỹ của họ, vì sự thật khác xa như vậy. Hành động đặt 2 trạm nghiên cứu cũng là xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. 

Ông Ngọc nói: "Tôi muốn nhắc lại một lần nữa là mục đích sau cùng của Trung Quốc là muốn nuốt trọn biển Đông. Cho nên họ tìm mọi phương cách, mưu kế thâm độc, mọi cơ hội và thủ đoạn để thực thi mục tiêu đó.

Cho nên hành động đặt trạm nghiên cứu này cũng nằm trong chiến lược “gặm nhấm” biển Đông của Bắc Kinh. Trong tương lai, họ sẽ còn tiếp tục sử dụng chiến thuật này hoặc thay đổi sang một hình thức “chiếm đoạt” khác. Cho nên, chúng ta hết sức cảnh giác, không được lơ là trước âm mưu, thủ đoạn của họ".

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết mục tiêu lớn của Trung Quốc là chiếm toàn bộ biển Đông để biến thành sân sau phục vụ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế họ không hề có cơ sở để xác thực chủ quyền, họ dựng lên khái niệm "chủ quyền lịch sử" là vô lý. Ngay cả những nhà nghiên cứu thế giới cũng phải ngạc nhiên về sự bịa đặt này. 

"Có thể Bắc Kinh đang lợi dụng luật pháp quốc tế quy định về “lịch sử chủ quyền”. Tuy nhiên quy định này là dựa trên các bằng chứng cụ thể hay tư liệu gốc của các nhà nước, chứ không phải là “chủ quyền (Bắc Kinh) tự tưởng tượng ra”, ông Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh. 

Theo chứng cứ lịch sử, chủ quyền của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, điều này cho thấy "đường lưỡi bò" mà họ thường xuyên đề cập đến chỉ là "sản phẩm của trí tưởng tượng". 

Ngày 12/7/2016, Tòa án trọng tài quốc tế (tại La Hay, Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cố tình phớt lờ và đứng ngoài vòng pháp luật để thực hiện các mưu đồ phi pháp. 

"Đó không phải là biểu hiện của đất nước văn minh, tôn trọng luật pháp. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, hành xử theo tham vọng bành trướng của mình trên biển Đông, hòng chiếm trọn vùng biển này", GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết. 

Ngày 26/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã phát biểu trong phiên họp báo thường kỳ như sau: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực, cũng như nỗ lực của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc".

Thanh Mai

COVID-19 thổi bay 500.000 triệu phú Mỹ và 500 người giàu nhất thế giới

COVID-19 thổi bay 500.000 triệu phú Mỹ và 500 người giàu nhất thế giới

Mỹ đã mất 500.000 triệu phú kể từ khi bắt đầu bùng phát virus corona, Ngoài ra, tính từ đầu năm đến nay, tổng tài sản của 500 người giàu nhất