Mâm lễ cúng Mùng 2 Tết Canh Tý gồm những gì?

Mùng 2 Tết, gia chủ thực hiện cúng thần linh, gia tiên cầu mong một năm mới vạn sự hanh thông. Vậy gia chủ cần soạn mâm lễ cúng như thế nào?

Ý nghĩa mâm cúng Mùng 2 Tết

Việc chuẩn bị mâm cúng cho sáng Mùng 1 Tết có ý nghĩa con cháu trong gia đình thể hiện sự biết ơn trang trọng đến ông bà tổ tiên cùng với những cầu mong được phù hộ nhiều điều tốt đẹp. Tương tự, vai trò của mâm cúng Mùng 2 Tết cũng không kém phần quan trọng, đòi hỏi gia chủ phải đặc biệt để tâm đến.

Chính là sau khi cúng Mùng 1, rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, thì đến mùng 2 gia chủ thực hiện cúng thần linh, gia tiên cầu mong một năm mới vạn sự hanh thông.

Mâm cơm cúng ngày Mùng 2 Tết cũng được chuẩn bị cầu kỳ, trang trọng.
Mâm cơm cúng ngày Mùng 2 Tết cũng được chuẩn bị cầu kỳ, trang trọng.

Ý nghĩa mâm lễ cúng ngày Mùng 2 Tết

Cỗ cúng có thể mặn hoặc chay tuỳ theo phong tục từng gia đình. Nhà nào có thờ Phật thì bắt buộc phải chuẩn bị mâm cúng chay dâng Phật.

Các món trong mâm cỗ mặn cũng được tuỳ biến theo điều kiện từng gia đình, nhưng không thể thiếu các món ăn cơ bản ngày Tết là bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt lợn...

Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: bánh chưng, thịt heo, dưa hành và cơm tẻ.

Món bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và con người mỗi năm một tuổi. Thịt lợn chế biến thuộc về âm, dưa hành thuộc về dương, âm dương hài hoà tượng trưng cho sự phát triển.

Cơm tẻ là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm có dương đầy đủ lẽ sinh sôi.

Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.

Sau khi mâm cúng mùng 2 đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ và đọc bài văn khấn.
Sau khi mâm cúng mùng 2 đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ và đọc bài văn khấn.

Mâm cơm của các gia đình thường được chuẩn bị rất công phu, kĩ càng. Thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: Mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: Cựa gà có đẹp thì cả năm mới sung túc, ấm no.

Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc. Thịt lợn phải chọn được miếng thịt lợn đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn. Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn.

Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hoà hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khoẻ, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt.

Trong mâm cỗ có đầy đủ các vị: Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh… tất cả tạo nên một mâm cơm sum vầy no đủ. Tại sao phải có đủ bốn bát, bốn đĩa?

Thực ra, con số bốn là con số tượng trưng cho sự vuông vắn, cân đối, đầy đặn, vững chãi. Ngoài ra còn có đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm là mười. Số mười tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn.

Mâm cơm năm mới đã thể hiện tất cả những mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc.

Trong lễ cúng, gia chủ cảm ơn công đức trời bể của tổ tiên và mời tổ tiên về thụ lễ.

Mâm cơm cúng thần linh, ông bà tổ tiên để xin lộc của thần linh, tiên tổ. Hết tuần hương, mâm cơm được dọn cho cả nhà cùng ăn, với ý nghĩa hưởng lộc của thần linh, tổ tiên phù hộ, cả năm không ốm đau, con cháu học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình thuận hoà, tránh mọi tai ương.

Sau khi mâm cúng mùng 2 đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ và đọc bài văn khấn.

Tiếp theo, lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương