Một số quốc gia quyết định: Sách là mặt hàng thiết yếu trong đại dịch

Vào các đợt phong tỏa đầu tiên, các hiệu sách và kinh doanh sách vẫn còn bị hạn chế nhưng sau đó đã có chính sách để mở cửa.

Tại Vương quốc Anh, vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, các hiệu sách không được mở cửa nhưng việc kinh doanh trực tuyến hay giao hàng vẫn được chính phủ nước này tạo điều kiện tối đa.

Bỉ là quốc gia châu Âu đưa sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu từ rất sớm. Phó thủ tướng Bỉ Georges Gilkinet giải thích: "Chúng ta luôn phải xem trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đại dịch, văn hóa giữ vai trò quan trọng, nhất là việc đọc sách".

Theo AP, chủ hiệu sách tại Brussels và các thành phố của Bỉ đều rất vui mừng. Họ hài lòng vì những nỗ lực của chính phủ và luôn tôn trọng việc nghiêm túc thực hiện tất cả biện pháp phòng dịch.

Một số quốc gia quyết định: Sách là mặt hàng thiết yếu trong đại dịch

Trong khi đó, các hiệu sách ở Đức vẫn duy trì việc bán hàng, cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Các hiệu sách thực hiện hàng loạt biện pháp phòng dịch. 

Tại Italy, quốc gia châu Âu gặp khủng hoảng lớn vì virus SARS-CoV-2, các hiệu sách độc lập và thư viện công cộng được cho phép mở cửa với yêu cầu hàng đầu là đảm bảo biện pháp chống dịch. Bộ trưởng Bộ Di sản và Hoạt động Văn hóa Italy, Dario Franceschini nhận định: "Đây là thước đo để thấy rằng nỗ lực mang đến liều thuốc cho tinh thần mỗi người là cần thiết. Văn hóa là trụ cột cơ bản của Italy và ngành công nghiệp sách chiếm vị trí quan trọng".

Khi phong tỏa vì dịch, chính phủ nước này đã chấp thuận đề nghị của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành cùng các hiệp hội thư viện đưa sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu. 

Ông Ricardo Franco, Chủ tịch Hiệp hội nhà xuất bản Ý (AIE), bày tỏ: "Sách là mặt hàng thiết yếu nhất vào thời điểm như thế này. Sách giúp người Italy vượt qua nỗi cô đơn và khó khăn, kéo họ ra khỏi vòng lo lắng của tin tức tiêu cực".

Trong khi đó, tại Pháp, đất nước nổi tiếng với văn hóa và tình yêu với sách, nơi đứng đầu về số lượng giải Nobel văn học, cũng có nhiều điều chỉnh để đưa sách vào danh mục hàng hóa thiết yếu. Các hiệu sách và kinh doanh sau nhiều nỗ lực vận động của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành đã được chính phủ nước này đã chấp thuận đưa sách vào danh mục thiết yếu.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Roselyne Bachelot bày tỏ vui mừng khi trả lời phỏng vấn AFP: "Sách là hàng hóa thiết yếu, không có gì phải bàn cãi về vấn đề này cả".

Một số quốc gia khác như Mỹ, Mexico, Đan Mạch, Hy Lạp hay Tây Ban Nha, tình hình kinh doanh sách vẫn còn tùy thuộc vào mức độ phong tỏa. Dù các hiệu sách phải đóng cửa, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn được chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện.

Trong khi đó, tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc duy trì việc mở cửa hiệu sách, chỉ cần đảm bảo đúng các quy định phòng, chống dịch. 

Tại Trung Quốc hay Singapore, việc mở cửa hiệu sách cũng có phần hạn chế, lượng khách vào mua cũng không được quá 5 người cùng lúc. Nhưng hầu hết đơn vị phát hành đều chuyển qua kinh doanh trực tuyến. 

Thanh Mai

Vì sao Vinamilk là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 10 năm liên tiếp

Vì sao Vinamilk là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 10 năm liên tiếp

Vinamilk, thương hiệu có thể nói là luôn hiện diện trong hầu hết mọi gia đình, với những sản phẩm mà “nhà nào cũng có vài hộp” như sữa tươi 100%, sữa đặc Ông Thọ “quốc dân”, sữa chua Vinamilk hay Probi…