Mỹ, Anh, EU và Canada đồng loạt công bố lệnh trừng phạt với các quan chức Trung Quốc

Các biện pháp trừng phạt đánh dấu sự cứng rắn đáng kể trong chính sách của EU đối với Trung Quốc.

Sau Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh và Canada là những nước tiếp theo công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào các quan chức Trung Quốc. Lệnh này cáo buộc những người này dính líu tới việc "đàn áp" người Duy Ngô Nhĩ. 

Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã thêm 2 quan chức Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì vấn đề Tân Cương. Trước đó, EU chính thức áp lệnh trừng phạt đối với 4 quan chức Tân Cương và 1 thực thể ở Trung Quốc. Những người này sẽ chịu các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản.

Mỹ, Anh, EU và Canada  đồng loạt công bố lệnh trừng phạt với các quan chức Trung Quốc

Tuyên bố chung của ngoại trưởng 3 nước này nhấn mạnh Bắc Kinh phải chấm dứt "các hoạt động đàn áp" ở Tân Cương. Dù tất cả 27 chính phủ EU đều đồng ý với các biện pháp trừng phạt, nhưng Ngoại trưởng Hungary, Peter Szijjarto, gọi lệnh trừng phạt là "vô nghĩa".

Bắc Kinh lập tức đáp trả bằng lệnh trừng phạt tương tự nhắm vào 10 cá nhân và 4 thực thể châu Âu, cáo buộc họ xâm phạm lợi ích và chủ quyền Trung Quốc. Nước này công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, Quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và Thụy Điển, cùng Ủy ban An ninh và Chính trị Hội đồng châu Âu, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Đức và Quỹ Liên minh Dân chủ Đan Mạch.

"Những cá nhân này và thành viên gia đình sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, cũng như đặc khu hành chính Hong Kong và Macao. Những công ty và tổ chức liên quan cũng bị cấm liên lạc với Trung Quốc", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Phương Tây đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đối xử tệ với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác theo Hồi giáo tại nước này. Họ cáo buộc Bắc Kinh dồn ép các nhóm dân tộc này vào các "trại cải tạo" được xây dựng trên khắp Tân Cương. Tuy nhiên, phía chính quyền Trung Quốc khẳng định đây chỉ là các trung tâm đào tạo nghề và giúp người thiểu số hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống tốt hơn. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh đây là "chuyện nội bộ" của Trung Quốc và yêu cầu phương Tây ngừng can thiệp.

Thanh Mai

Giá cao su giảm do ảnh hưởng từ lãi suất của Mỹ và giá dầu

Giá cao su giảm do ảnh hưởng từ lãi suất của Mỹ và giá dầu

Giá cao su hôm nay 20/3 giảm do lo ngại lãi suất của Mỹ tăng và giá dầu suy yếu. Châu Âu đã áp dụng trở lại các biện pháp để ngăn chặn ca nhiễm mới COVID-19.