Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10: Kêu gọi tăng đầu tư 1 tỷ USD cho trẻ em gái

Trong 10 năm tới, sẽ có thêm 10 triệu bé gái trên toàn thế giới có nguy cơ phải kết hôn khi còn nhỏ.

 Những thách thức hiện hữu

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang là nỗi ám ảnh với các quốc gia đông dân trên thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tự nhiên về giới tính khi sinh của con người là 105 bé trai/100 bé gái. Nếu số bé trai quá ngưỡng 105 sẽ kéo theo nhiều hệ lụy trong tương lai. 

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra ở Trung Quốc trong suốt hơn 40 năm, hiện là 110 bé trai/100 bé gái. Điều này dẫn đến số lượng nam nhiều hơn nữ khoảng 34 - 35 triệu người. Có ít nhất hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ Trung Quốc nếu họ muốn kết hôn. Còn ở Ấn Độ, có 950 bé gái so với 1.000 bé trai ở độ tuổi từ 0 đến 6.

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hiện gần 1/5 bé gái vẫn chưa hoàn thành bậc trung học cơ sở và gần 4/10 bé gái chưa hoàn thành bậc trung học phổ thông. Ở một số khu vực, con số thậm chí còn ảm đạm hơn. Khoảng 90% các cô gái vị thành niên và phụ nữ trẻ không sử dụng Internet ở các nước có thu nhập thấp, trong khi các bạn nam có khả năng truy cập trực tuyến cao gấp đôi.

Trên toàn cầu, các bé gái từ 5 đến 14 tuổi dành nhiều hơn 160 triệu giờ mỗi ngày cho công việc chăm sóc và giúp việc nhà không được trả lương so với các bé trai cùng tuổi. Sự phân bổ không đồng đều trong công việc không được trả lương này ngày càng gia tăng ở tuổi vị thành niên và gây ra những tác động nghiêm trọng đến hạnh phúc của các bé gái.

Các bé gái vị thành niên tiếp tục chiếm 3/4 ca nhiễm HIV mới ở thanh thiếu niên. Việc đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của các cô gái vị thành niên bằng các phương pháp hiện đại còn chậm, tăng từ 55% lên 60% kể từ năm 2012. Mang thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các bé gái vị thành niên.

Ngay cả trước đại dịch Covid-19, 100 triệu trẻ em gái có nguy cơ phải tảo hôn. Trong 10 năm tới, sẽ có thêm 10 triệu bé gái trên toàn thế giới có nguy cơ phải kết hôn khi còn nhỏ. Cứ 4 trẻ em gái vị thành niên đã kết hôn/có bạn tình trong độ tuổi 15-19 thì có 1 em từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục từ bạn tình ít nhất một lần trong đời.

Kêu gọi tăng đầu tư 1 tỷ USD cho trẻ em gái

Cần đầu tư có mục tiêu và dựa trên bằng chứng vào các lĩnh vực then chốt nhằm thúc đẩy khả năng lãnh đạo và phúc lợi của trẻ em gái để đảm bảo quyền và sự phát triển của các em trong mọi hoàn cảnh. 

Cứ thêm một năm học trung học mà một cô gái nhận được, thu nhập tiềm năng của cô ấy sẽ tăng khoảng 10%-20%. Điều này mang lại năng suất kinh tế cao hơn, giảm tỷ lệ nghèo đói và cải thiện phúc lợi tổng thể.

Mỗi USD đầu tư vào sức khỏe sinh sản và tình dục cũng như quyền cho trẻ em gái vị thành niên có thể mang lại lợi nhuận kinh tế lên tới 120 USD, dẫn đến cải thiện kết quả sức khỏe và tăng cơ hội kinh tế. Các biện pháp can thiệp có mục tiêu về sức khỏe và hạnh phúc cho thanh thiếu niên có thể mang lại lợi ích gấp 10 lần.

Từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng các chính phủ kêu gọi các bên liên quan trên toàn cầu:

- Lấy trẻ em gái làm trung tâm trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền.

- Ghi nhận, tôn vinh và ủng hộ sự lãnh đạo của trẻ em gái.

- Giới thiệu và nhân rộng các chương trình đa ngành hỗ trợ phúc lợi cho trẻ em gái vị thành niên.

- Đảm bảo thay đổi thông tin, dịch vụ và hệ thống thân thiện với trẻ em gái: Các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục; quản lý sức khỏe và vệ sinh kinh nguyệt.

UNICEF kêu gọi tăng đầu tư 1 tỷ USD cho trẻ em gái vị thành niên vào năm 2025; gia tăng các chính sách và chương trình quốc gia lấy trẻ em gái làm trung tâm trong dài hạn.

Nhu Thụy/Nguồn: UNICEF, UN

Hội Nữ trí thức tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia tổ chức chương trình Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Hội Nữ trí thức tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia tổ chức chương trình Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Chương trình “Đêm rằm Hoàng cung - Vui Trung thu cùng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn năm 2023” tổ chức tại Phủ Nội vụ, Đại Nội Huế.