Nguy cơ gây bất ổn thị trường khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo về những bất ổn sắp tới đối với thị trường tài chính, đặc biệt khi các chính phủ chuyển hướng sang chế độ phục hồi.

Ông Tobias Adrian, cố vấn tài chính kiêm giám đốc thị trường vốn và tiền tệ của IMF, nói với Geoff Cutmore của CNBC: “Chúng tôi chắc chắn có thể thấy các điều kiện tài chính được thắt chặt hơn nữa và điều đó có nghĩa là các tài sản rủi ro như cổ phiếu có thể bị bán tháo nhiều hơn nữa", Adrian nói.

Adrian nói, phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng truyền đạt ý định của các ngân hàng trung ương.

Vào thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu rằng họ có thể tạm dừng chương trình mua tài sản của mình và bắt đầu tăng lãi suất ngay từ tháng 3.

“Điều này hy vọng sẽ không gây mất trật tự, nhưng nó sẽ là một sự điều chỉnh có trật tự về mặt định giá”, ông nói.

106410712-1582721727936nyse.jpg
Các nhà giao dịch làm việc tại Sở giao dịch chứng khoán New York vào ngày 25 tháng 2 năm 2020. Ảnh: Getty

Ông nói thêm: “Ví dụ, chúng tôi đang ước tính việc thắt chặt bất ngờ thêm 50 điểm cơ bản, bạn có thể thấy một đợt bán tháo đáng kể trên thị trường chứng khoán", ông nói thêm, đồng thời lưu ý rằng một số lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn.

Adrian nói, sự gián đoạn như vậy cũng có thể chuyển sang thị trường tiền điện tử, vốn đã cho thấy sự “gia tăng mối tương quan” với các thị trường tài chính truyền thống và đã chứng kiến ​​một đợt bán tháo lớn trong năm nay.

Nhận xét của Adrian được đưa ra khi IMF công bố báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu vào hôm thứ Năm. Nó theo sau việc công bố Triển vọng Kinh tế Thế giới vào đầu tuần này, hạ mức tăng trưởng toàn cầu xuống 4,4% vào năm 2022.

Bất chấp áp lực giảm do lãi suất tăng, báo cáo hôm thứ Năm lưu ý rằng thu nhập doanh nghiệp được dự báo sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2022 trong hầu hết các lĩnh vực.

Trong khi đó, chênh lệch trái phiếu - một số liệu chính để đo lường giá của một nhóm trái phiếu - vẫn ở dưới mức trung bình của năm 2019.

Các thị trường mới nổi chịu áp lực

Báo cáo của IMF cũng nêu rõ rủi ro “lan tỏa” đối với các thị trường mới nổi từ quá trình bình thường hóa chính sách giữa các nền kinh tế tiên tiến.

IMF trước đó đã cảnh báo rằng việc thắt chặt chính sách của Mỹ sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế ở châu Á.

“Chúng tôi chắc chắn đã thấy dòng vốn chảy qua nhiều thị trường mới nổi đã chậm lại trong ba tháng qua và chúng tôi có thể thấy sự chậm lại nữa trong tương lai”, Adrian nói.

Áp lực lạm phát tại các thị trường mới nổi cũng khiến nhiều ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất chính sách, khiến quá trình phục hồi tăng trưởng non trẻ gặp rủi ro.

Báo cáo cho biết: “Việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính trong nước vào thời điểm thâm hụt tài khóa cao và nhu cầu tài trợ từ bên ngoài có thể tạo ra những căng thẳng đáng kể”.

(Nguồn: CNBC)

CHẤN HƯNG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương