Vào ngày 22 tháng 6, chính phủ Nhật Bản đã công bố thông tin gây chấn động: nhiều bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các hợp chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl (PFAS) trong các nhà máy xử lý nước và sông ngòi trên khắp đất nước. PFAS là một nhóm hóa chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chống dính, chống thấm nước và dầu mỡ, nhưng lại có khả năng gây ung thư ở người.
PFAS đã được phát hiện trong nước máy, nước ngầm và sông ở nhiều nơi trên khắp Nhật Bản và kết quả xét nghiệm máu của nhiều người dân sống ở gần các nguồn nước cũng cho kết quả bất thường.
Ảnh minh họa |
Trước tình hình đó, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn, bao gồm cả các nhà cung cấp nước nhỏ lẻ, nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm PFAS trong nguồn nước sinh hoạt trên toàn quốc. Dự kiến, cuộc điều tra sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9, với mục tiêu kiểm tra khoảng 12.000 điểm cung cấp nước. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để chính phủ điều chỉnh các tiêu chuẩn về chất lượng nước trong tương lai.
Mối lo ngại về sự tồn tại của PFAS trong nguồn nước tại Nhật Bản không phải là mới. Từ năm 2023, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nồng độ PFAS cao bất thường trong nguồn nước ngầm ở một số khu vực. Đáng báo động hơn, các xét nghiệm máu của người dân sinh sống gần đó cũng cho thấy hàm lượng PFAS cao, tức ẩn chứa nguy cơ phơi nhiễm trực tiếp từ nguồn nước.
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học chính xác về tác động của PFAS đến sức khỏe con người, chính phủ Nhật Bản vẫn đặt ra giới hạn tạm thời đối với PFOS và PFOA (hai loại PFAS phổ biến) trong nước sinh hoạt và nước sông là 50 nanogram/lít. Trước đó, Nhật Bản đã cấm nhập khẩu, sản xuất và sử dụng PFOS từ năm 2009, PFOA từ năm 2019 và PFHxS từ năm 2022 do lo ngại về độc tính của chúng. Tuy nhiên, do đặc tính "bất tử" của mình, PFAS vẫn tồn tại dai dẳng trong môi trường, đặc biệt là gần các căn cứ quân sự cũng như các nhà máy hóa chất.
Nhật Bản đang đối mặt với ô nhiễm nguồn nước khi "hóa chất bất tử" PFAS vượt ngưỡng an toàn |
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Môi trường Nhật Bản vào năm 2022, 16 tỉnh thành đã ghi nhận nồng độ PFAS vượt quá giới hạn cho phép trong nước sông và nước ngầm. PFAS, được mệnh danh là "hóa chất vĩnh cửu", đã được sử dụng rộng rãi từ những năm 1950 trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất dụng cụ nhà bếp đến mỹ phẩm.
Nguồn: The Japan Times
Người phụ nữ mắc ung thư nội mạc tử cung vì bổ sung quá mức thứ được coi như “thần dược” dưỡng da
Làn da trắng mịn, ngoại hình trẻ lâu là mong ước của nhiều chị em. Cô Chu (Trung Quốc) có được điều này nhưng phải trả giá bằng căn bệnh ung thư.