Những lưu ý quan trọng khi cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.

Cúng ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trước khi đến Tết Nguyên đán. Người ta cho rằng, một năm được bắt đầu bằng mùng 1 Tết Nguyên đán và kết thúc bằng ngày cúng ông Công ông Táo. Theo quan niệm của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo nhằm mục đích tiễn các vị Thần cai quản bếp núc trong nhà lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.

Theo Lịch vạn niên, năm Giáp Thìn 2024, ngoài ngày 23 tháng Chạp được đánh giá đẹp nhất để tiến hành cúng Táo Quân thì còn ngày 21 và 20 tháng Chạp cũng được xem là cát lành.

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Theo chuyên gia phong thủy, tuyệt đối không làm lễ cúng ông Công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp và không cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là phạm húy, các Táo tới muộn, không kịp báo cáo với Ngọc Hoàng, cơ sự lỡ dở.

Khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải mặc trang phục lịch sự: quần dài, áo kín đáo, sáng màu, không hở hang… Người thực hiện lễ cúng phải giữ thân thanh sạch, giữ tâm thái hoan hỉ để tạo ra năng lượng tích cực.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tùy theo phong tục và quan niệm dân gian từng vùng, các gia đình thường bày biện mâm cúng ông Công ông Táo ở những nơi khác nhau. Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy cho rằng, gia chủ chỉ nên đặt mâm cỗ trên ban thờ của gia đình. Đây là nơi kết nối tâm linh giữa hai thế giới âm dương, người trần với tổ tiên, thần linh.

Việc phóng sinh cá mang ý nghĩa nhân văn khi hành động này được thực hiện đúng cách, con vật còn sống khỏe mạnh. Khi thả, chúng ta nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc, đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống, hoặc thả cá bừa bãi ra những nguồn nước bẩn. 

Sau khi thả cá, nên quan sát xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị sóng xô dạt lại vào bờ.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân truyền thống có mũ ông Công gồm hai mũ Táo ông và một mũ Táo bà. Mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Dù là cỗ chay hay mặn, việc lựa chọn thức ăn cho mâm cỗ cần tránh những loại thực phẩm như vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó, mực... Nếu có thể, người dân nên chuẩn bị mâm cỗ chay để tránh sát sinh.

Mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc canh măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.

Ngoài ra, mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo bao gồm một đĩa gạo, một đĩa muối, gà luộc hoặc một khổ thịt lợn luộc, một bát canh, một đĩa xào, một đĩa giò, một con cá chép rán (hoặc cá chép sống), một đĩa xôi gấc, một đĩa hoa quả, một ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, một lọ hoa, một tập giấy tiền, vàng mã.

 

 

T.M

23 Tết ông Công ông Táo, Hà Nội chìm trong sương mù kết hợp nồm ẩm, người dân nên làm 7 việc để tránh bệnh

23 Tết ông Công ông Táo, Hà Nội chìm trong sương mù kết hợp nồm ẩm, người dân nên làm 7 việc để tránh bệnh

Thủ đô sáng nay bao phủ bởi màn sương trắng dày đặc, tầm nhìn cực hạn chế, khiến giới chuyên gia e ngại nhiều vấn đề sức khỏe.

Đọc nhiều nhất