Những lưu ý quan trọng khi leo núi và đi rừng

Trước khi đi đến bất kỳ địa điểm nào, cần tìm hiểu về khu vực bạn sẽ thám hiểm đó nó như thế nào để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Những vật dụng cơ bản cần chuẩn bị khi đi núi hoặc đi rừng

Balo

Đối với những chuyến đi đường dài nhất là đi lên núi hay vào rừng, chỉ dùng balo thông thường không có đai trợ lực thì việc mang vác hành lý sẽ vô cùng vất vả, dễ bị đuối sức. Tốt nhất nên dùng balo leo núi chuyên dụng có đai hông trợ lực và các đai hỗ trợ khác để việc mang vác hành lý nhẹ nhàng hơn.  Một balo leo núi chuyên dụng sẽ có nhiều ngăn linh động, dễ dàng trong việc sắp xếp đồ đạc và dễ tìm kiếm khi cần.

Những lưu ý quan trọng khi leo núi và đi rừng

Giày

Tùy địa hình và kinh phí các bạn có thể lựa chọn đôi giày cho phù hợp, nhưng hãy dành sự quan tâm đặc biệt cho phần đế giày nhé, một đôi giày thông dụng thường có đế cao su cứng hơn giày thể thao, có các kiểu gai đế khác nhau để bám đường tốt hơn và khó bị mòn, hỏng trên đường đi.

Nên tránh trường hợp quá chật gây ma sát dẫn đến phồng dộp, nhẹ hơn thì tê chân khó chịu khi di chuyển. Bạn cần phải chuẩn bị giày trước khi đi một khoảng thời gian (1 tuần hoặc hơn là hợp lý) và tập đi trước với đôi giày mới cho quen cảm giác. 

Lều, võng, túi ngủ

Dù có những chuyến đi chỉ có 1 ngày nhưng bạn cũng cần phải chuẩn bị đề phòng trường hợp kế hoạch bị thay đổi. Chọn võng + tăng + túi ngủ) sẽ cho cảm giác thoải mái hơn nhiều vì nằm võng sẽ không bị cấn lưng như nằm sàn lều. Có thể thêm một tấm đệm hơi hoặc lót nằm chuyên dụng sẽ giải quyết được nhu cầu của bạn.  

Về trang phục nên chọn trang phục rộng và nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi cao và thoáng khí. Nếu đi nơi ẩm ướt thì cần mặc quần có ống quần hoặc xà cạp để chống vắt, côn trùng,.. Nên chuẩn bị thêm áo giữ nhiệt (như các loại áo lông cừu), áo khoác chống thấm khi đi những nơi lạnh, hoặc dùng buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp.

Đồ ăn

Bạn có thể chọn lương thực đơn giản như lương khô, mì gói, sanwich, xúc xích, giò chả, gạo, .. và đồ ăn tươi sống như: thịt gà, thịt heo. Lượng nước vừa đủ cho một người là 2L/ngày. Có thể mang thêm dụng cụ lọc nước để khi hết nước có thể tận dụng nước suốt, hồ... 

Dụng cụ sinh tồn

Một số dụng cụ sinh tồn nên chuẩn bị:

- La bàn, bản đồ, GPS.

- Dụng cụ tạo ra lửa.

- Dụng cụ lọc nước.

- Dao, rựa, dụng cụ đa năng.

- Bộ sơ cứu y tế, sơ cứu rắn cắn.

- Còi, gương phản chiếu.

- 1 đoạn dây: Khá đa năng trong các chuyến đi leo núi, một ví dụ điển hình là để đảm bảo an toàn khi bạn qua suối.

 - Đèn pin, sạc dự phòng, điện thoại, thiết bị ghi hình.

- Túi để đựng áo quần: 

- Áo mưa gọn nhẹ chuyên dụng.

- Thuốc chống côn trùng, chống muỗi, chống vắt.

- Băng hỗ trợ đầu gối, mắt cá chân, gậy leo núi. (Nếu cần)

- Khăn giấy, xẻng.Lưu ý khi đi trekking: tuyệt đối không tách đoàn 

Lưu ý khi đi leo núi 

Khi đi với đoàn, hãy đảm bảo luôn giữ liên lạc với các thành viên khác trong đoàn. Nếu gặp trường hợp bất khả kháng, bạn cần báo đến ít nhất một người trong đoàn để tìm kiếm sự trợ giúp.

Ngoài ra, nếu đi leo núi thường có người dẫn đoàn, họ có thể là người bản địa hoặc người thạo đường. Tuyệt đối không đi trước người dẫn đoàn và đi sau người chốt đoàn. Khi có sự cố, cần thông báo ngay cho các thành viên, đặc biệt là hướng dẫn viên hoặc người dẫn đoàn để được chỉ dẫn kịp thời. 

Những lưu ý quan trọng khi leo núi và đi rừng

Bạn không nên cố băng qua những địa hình sông suối hiểm trở. Khi chưa có kỹ năng, đối với các con suối cạn, bạn cũng không nên chủ quan tự ý trước. 

Kiểm tra thời tiết trước khi đi 

Bạn nên chuẩn bị trước áo mưa, mũ, khăn, kem chống nắng,... để phù hợp với mọi loại thời tiết. Trong trường hợp được cảnh báo về các điều kiện thiên tai xấu, đừng vội ham đi mà hãy lùi lịch sang một khoảng thời gian an toàn hơn nhé. Kiểm tra tình hình thời tiết bằng điện thoại, hỏi những người vừa có chuyến đi về để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Chuẩn bị thể lực tốt

Nếu có kế hoạch đi núi hoặc rừng, bạn cần chuẩn bị thể lực trước đó ít nhất vài tuần. Lưu ý khi đi leo núi, bạn không cần thiết phải là một vận động viên nhưng cần có thể lực cơ bản và tập luyện đều đặn các bài tập bổ trợ để đủ năng lượng chinh phục những chuyến đi dài.  

 

Tìm hiểu kỹ về nơi mình sắp đến

Kiểm tra các thông tin hoặc hỏi đơn vị tổ chức chuyến đi để hiểu rõ hơn tình hình cụ thể trước khi đi. Việc nắm rõ địa hình nơi đến, như đồi núi có trập trùng không, nhiệt độ cao hay thấp, văn hóa địa phương thế nào... là những điều quan trọng cần nắm trước.

Những lưu ý quan trọng khi leo núi và đi rừng

Vì mỗi một địa điểm leo núi sẽ có những quy tắc an toàn khác nhau, nên việc hiểu rõ địa hình sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn một lộ trình an toàn.

Cách xử lý những tình huống nguy hiểm

Khi cắm trại gần sông, suối nên cẩn thận việc tắm rửa, giặt giũ và không nên tìm đến đỉnh các ngọn thác. Nếu gặp trời mưa bạn phải nhanh chân di chuyển lên cao để đề phòng những cơn lũ xảy ra bất chợt.

Muốn sống sót được trong rừng sâu khi bị lạc, điều đầu tiên chúng ta cần đó là phải bình tĩnh để xem xét tình hình như thế nào để có thể tự giúp bản thân sinh tồn trong rừng sâu và nhanh chóng tìm được sự giúp đỡ.

Côn trùng cắn, đốt

Bị côn trùng đốt khi đi rừng là chuyện khá phổ biến, trước khi vào rừng bạn hãy dùng bình xịt muỗi xịt quanh ống quần từ đầu gối trở xuống để tránh bị côn trùng đốt. Bôi cao nóng quanh tất để tránh bị vắt cắn. đây là loại côn trùng hút máu tương tự con đỉa. Nếu chẳng may bị cắn, bạn xé chút giấy thấm nước bọt đậy lên vết thương để cầm máu. 

Bị lạc

Điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ để tránh bị mất phương hướng do hoảng sợ. Sau đó bạn nên tìm những đường mòn hay đi theo dòng nước chảy để trở về xuôi. Bạn phải tìm hiểu môi trường, tìm kiếm nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn rồi tìm cách ra tín hiệu. Ví dụ bạn nên đốt lửa tạo khói, căng những tấm vải màu sắc, quần áo treo lên cao, tạo ra âm thanh nếu có thể.

Bạn nên đánh dấu điểm bị lạc và tìm đường quay lại, trên đường đi cũng nên đánh dấu để tránh bị lạc tiếp vì đường trong rừng rất giống nhau.

Lắng nghe âm thanh trong rừng, nếu nghe thấy tiếng súng hay tiếng gọi, hú, bạn nên định hướng và di chuyển đến gần đó.

Nếu có la bàn thì mọi việc có thể sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm đường ra khỏi rừng trước khi trời tối. Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý‎ các điểm sau: Không gần vật kim loại: kim nam châm sẽ chỉ lệch. Không để gần lửa: Nam châm sẽ mất từ tính. Phải để trên một mặt phẳng nằm ngang: kim nam châm sẽ chỉ hướng chính xác hơn.

Việc ăn uống

Nếu bị lạc trong khi không còn gì để ăn, uống, bạn có thể ăn trái cây rừng (những loại bạn chắc chắn là không có độc), uống nước sương hứng từ lá cây và tuyệt đối không ăn những loại nấm độc, có màu sắc sặc sỡ.

Trước khi đi, bạn cần ăn sáng thật no để duy trì nguồn năng lượng cần thiết trong một ngày. Riêng bữa trưa có thể ăn lương khô, bánh trái để tiện cho việc di chuyển.

Bạn nên dùng nước khoáng mang theo, hay một số loại nước tăng lực và không nên uống nước sông, suối (vì chứa nhiều vi khuẩn). Thông thường cơ thể chúng ta có thể chịu đựng được 3 ngày không có nước, nhưng khi không có nước cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và dần dần kiệt sức, không thể nào sống sót được. Hãy cố gắng đi tìm những con suối xung quanh đó để cung cấp nguồn nước cho cơ thể. 

Khi ngủ trong rừng, chỗ ngủ nên xen giữa các hàng cây để phòng cây đổ lên người khi có bão. Chọn vị trí bằng phẳng, thông thoáng để ngã lưng thay vì những chỗ có nhiều đá (đặc biệt là khu vực dưới chân núi) tránh trường hợp lỡ đá.

Nên nhóm lửa khi ngủ để sưởi ấm và xua thú dữ. Nếu ngủ võng phải tránh những chỗ có vật nhọn hay đá tảng bên dưới nhằm tránh võng bị đứt có thể nguy hiểm cho bản thân.

Thanh Mai