Những nàng thơ của Trịnh Công Sơn lên phim như thế nào?

Nhắc đến nhà thơ Trịnh Công Sơn là nhắc đến nhiều mối tình kể cả trong nghệ thuật cũng như đời sống.

Bích Diễm

Một trong những tác phẩm để đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ phải kể đến bài hát Diễm Xưa. Bài hát được viết từ hồi năm 1960, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". Diễm chính là người tình đầu tiên của ông, là nhân vật bí ẩn đã được Trịnh Công Sơn đưa vào huyền thoại. Nhân vật này cũng đã được các đạo diễn tái hiện trong các bộ phim về Trịnh Công Sơn. 

Theo nguyên mẫu bài hát, người con gái này có đầy đủ họ tên là Ngô Vũ Bích Diễm. Nhà văn hóa Huế, giáo sư Bửu Ý, đã kể lại câu chuyện tình Trịnh - Diễm đầy mơ mộng: "Ngày xưa, cây cầu Phủ Cam tuy ngắn nhưng đầy duyên nợ. Trịnh Công Sơn ở căn gác tầng 2, số nhà 11/03 đường Nguyễn Trường Tộ. Hàng ngày, chàng cứ đứng lấp ló sau cây cột, lén nhìn một người đẹp. Nàng đi bộ từ bên kia sông, qua cầu Phủ Cam, dạo gót hồng dưới hàng long não, ngang qua chỗ Sơn ở là chàng cứ sướng ran cả người. Một tình yêu "hương hoa" kéo dài cho đến cuối đời chàng. Sau này, mỗi một mối tình tiếp theo của Sơn đều có hình ảnh cô gái đó. Tên cô là Diễm, người đã tạo cảm xúc cho Sơn sáng tác vô số bản tình ca bất hủ."

  Bà Ngô Vũ Bích Diễm thời còn đi học

Bà Ngô Vũ Bích Diễm thời còn đi học

Đặt chân vào giới văи nghệ sĩ Sài Gòn, lãng тử tình ca Trịnh Công Sơn phải lòng cô ca sĩ Thanh Thúy mỏng manh với đôi vai gầy guộc rất Huế. Giọng ca của Thanh Thúy trầm mặc như dòng sông Hương, mê man và ma mị khiến Trịnh Công Sơn bị mê hoặc.

Nhờ có Diễm, mà ông Trịnh đã từng có một nguồn cảm hứng vô tận để sáng tác nên những bài tình ca bất hủ. Trong phim Em còn nhớ hay em đã quên củ đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, Trương Ngọc Ánh là người thủ vai Diễm. Còn với Em và Trịnh, diễn viên Lan Thy là người đảm nhận vai này. 

Michiko Yoshii 

Cuối thập niên 80, khi đang là sinh viên ở Paris, cô gái Nhật Bản Michiko Yoshii dành tình yêu lớn với văn hóa, ngôn ngữ và con người Việt Nam – trong đó có âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Lúc này, nhạc sĩ họ Trịnh đã ngoài 40 tuổi và chưa một lần kết hôn. Michiko yêu nhạc Trịnh đến nỗi dù đã có bằng cao học về văn hóa Nhật Bản, cô vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài cao học nghiên cứu về âm nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.

Có nhiều giai thoại xung quanh chuyện tình giữa người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh và Michiko Yoshii. Tuy nhiên đến nay, nhiều người vẫn tin rằng Trịnh Công Sơn muốn giữ mãi tình yêu đẹp ấy cho tới những tháng ngày cuối đời và không muốn hôn nhân trở thành một thứ ràng buộc. 

Michiko Yoshii
Michiko Yoshii

Nhân vật này từng xuất hiện trong bộ phim truyện nhựa đầu tiên về nhạc sĩ họ Trịnh có tựa đề Trịnh Công Sơn - sống và yêu do NSƯT Lê Dân viết kịch bản và đạo diễn ra mắt vào năm 2004. 

Trong phim Em và Trịnh, Michiko Yoshii xuất hiện ở giai đoạn sau trong các cuộc tình của Trịnh Công Sơn. Người thủ vai này là một cô gái Nhật Bản - đó là Nakatani Akari sinh năm 1993, sở hữu kênh YouTube với hơn 100.000 người theo dõi. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh kể lại quá trình tìm kiếm diễn viên thủ vai Michiko: “Vai Michiko là thử thách với đoàn phim, phải tìm một nữ diễn viên Nhật Bản, có thể nói tiếng Pháp và tiếng Việt sành sỏi, phải diễn xuất tốt và có khả năng ca múa hát.

Vì nhân vật trong phim hầu như không nói tiếng Nhật, đã có một giai đoạn phía casting đề xuất tôi thử tìm các diễn viên Việt Nam có ngoại hình giống người Nhật và giống nhân vật Michiko ngoài đời, nhưng tôi không cảm thấy ưng ý vì tinh thần người Nhật Bản là một điều gì đó rất khó có thể ‘diễn’ ra được. Cũng có nhiều diễn viên Nhật Bản, cả ở Việt Nam lẫn ở Nhật Bản, tham gia thử cho vai diễn này nhưng rào cản ngôn ngữ là một trở ngại lớn. May mắn thay, một người bạn giới thiệu tôi đến kênh YouTube của Nakatani Akari, một nữ vlogger Nhật Bản sống ở Việt Nam. Akari ngoài việc là một người Nhật nói tiếng Việt khá tốt, đồng thời diễn xuất rất tự nhiên và may mắn sao, có ngoại hình khá giống với nhân vật Michiko ngoài đời”. Và cuối cùng cô ấy đã được chọn".

Thanh Thúy

Thanh Thuý là  nàng thơ đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn. Ông từng ấy hết can đảm gửi tặng trang giấy được chép nắn nót đến tay Thanh Thuý mang tựa đề Ướt mi. Bà không chỉ là người trong mộng mà còn là người góp phần đưa Trịnh Công Sơn đến gần với công chúng.

Cô ca sĩ Huế 16 tuổi làngười hát ca khúc đầu tiên, khơi nguồn cảm hứng dạt dào nhiều tác phẩm về sau của người nhạc sĩ tài hoa. Trong một lần đưa nàng về sau đêm diễn, nhìn bóng nàng liêu xiêu khuất dần vào ngõ tối, ông tiếp tục viết nên ca khúc Thương một người.

Thanh Thúy
Thanh Thúy

 Cố nhạc sĩ từng tâm sự: “Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn. Vì mặc cảm nghèo và vô danh. Trong khi đó Thanh Thúy là một ca sĩ có tiếng lúc bấy giờ, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng”.

Mối nhân duyên âm nhạc chóng vánh giữa Trịnh Công Sơn và Thanh Thúy được tái hiện ngay mở đầu của hai phim Em và Trịnh, Trịnh Công Sơn, với màn hóa thân của diễn viên trẻ Nhật Linh.

Dao Ánh

Mối tình khắc cốt ghi tâm từng đi qua đời Trịnh Công Sơn là với Dao Ánh – em gái của Bích Diễm. Qua những lần giúp Trịnh Công Sơn tỏ bày tình ý với chị gái, cô và chàng Trịnh dần tìm thấy đồng cảm, viết nên mối tình sâu đậm và trải qua giữ lửa tình nồng bằng hơn 300 lá thư.

Sau mối lương duyên đứt gánh với cô chị, Dao Ánh đã viết thư chia sẻ, an ủi cùng nhạc sĩ. Tình cảm của hai người cũng dần nảy nở từ đó. Sau nhiều bức thư tay bí mật viết cho nhau, lời yêu vẫn chưa thành. Đến năm 1966, Dao Ánh mới chấp nhận tình cảm này. Khi đó, Dao Ánh là cô nữ sinh Huế 16 tuổi, còn nhạc sĩ 25 tuổi, đang dạy tại thành phố B'lao (nay là Bảo Lộc - Lâm Đồng).

Chuyện tình của họ tan vỡ vào năm 1967, Dao Ánh sang Mỹ học tập, lập gia đình và vẫn giữ liên lạc với gia đình nhạc sĩ. 20 năm xa cách, Dao Ánh về Việt Nam gặp lại người xưa. Cuộc hội ngộ ấy là cảm hứng cho Trịnh Công Sơn sáng tác bài Xin trả nợ người.

Dao Ánh hội ngộ Trịnh Công Sơn sau 20 năm xa cách
Dao Ánh hội ngộ Trịnh Công Sơn sau 20 năm xa cách

Dao Ánh là người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời Trịnh Công Sơn. Bà cнíɴн là nguồn cảm hứng để ông viết nên những ca khúc иổi tiếng như Còn tuổi nào cho em, Lặng lẽ nơi này, Mưa  нồng, Tuổi đá buồn…

Người đảm nhận vai diễn Dao Ánh trong Em và Trịnh là Hoàng Hà. Cô được khen phù hợp thần thái tươi sáng như đóa hướng dương của nhân vật, chuyển biến duyên dáng những cung bậc cảm xúc của Dao Ánh thời vô tư thơ trẻ đến khi u sầu vì tình duyên lỡ làng.

Khánh Ly

Nhắc đến nhạc Trịnh, không thể không nhắc đến Khánh Ly. Giọng ca 'buồn một cách bình thản' như mô tả của nhạc sĩ là dấu ấn sâu đậm nhất trong dòng chảy âm nhạc của ông.

Khánh Ly tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị ở hộp đêm Tulipe Rouge tại Đà Lạt. Thời gian ấy, nhiều người nói, Trịnh Công Sơn đang đắm say với giọng hát “liêu trai” Thanh Thúy nhưng khi nghe Khánh Ly hát, ông đã bị hút hồn và tìm cách gặp cô. Thế là, sau lần gặp gỡ định mệnh ấy hai tâm hồn đồng điệu đã cùng nhau đồng hành 10 năm và sau này, chuyến hành trình đó đã giúp họ trở thành tượng đài của làng nhạc Việt.

Thế nhưng, trong số 600 bài hát của mình, Trịnh Công Sơn không hề có sáng tác nào dành riêng cho Khánh Ly. Những năm tháng Trịnh Công Sơn và Khánh Ly ở bên nhau, trong dư luận khi ấy, không ít người tò mò. Trịnh Công Sơn từng khẳng định: “Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn”.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly
Trịnh Công Sơn và Khánh Ly

Nhiều năm sau, Khánh Ly chia sẻ Trịnh Công Sơn như một người anh, một người thầy. Không hiếm khi trước mặt bạn bè, Trịnh Công Sơn vẫn ngang nhiên la rầy Khánh Ly như một đứa em nhỏ, bà không buồn mà còn cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Sau những năm tháng gắn bó, tình cảm của họ còn hơn cả tình cảm vợ chồng.

Ở dự án điện ảnh Em và Trịnh, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã trao chân dung của một danh ca gốc Hà Nội cho một giọng ca người Hà Nội đó là Bùi Lan Hương.

Hồng Nhung

Là nàng thơ thứ hai của nhạc Trịnh - nối tiếp danh ca Khánh Ly, vai diễn diva Hồng Nhung thời son trẻ được giấu kín trong tất cả hình ảnh trước ngày phim Em và Trịnh, Trịnh Công Sơn chiếu. Vai diễn này do Hoàng Yến Chibi đảm nhận. 

Khác với Khánh Ly, Hồng Nhung gặp Trịnh Công Sơn khi cô đã có tên tuổi trong làng nhạc Việt, và Trịnh Công Sơn khi ấy đã là một nhạc sỹ lớn của nền tân nhạc. Cô Bống Hồng Nhung gặp vị nhạc sỹ vào mùa Thu năm 1991. Trịnh Công Sơn chính là người đã giúp thay đổi cuộc đời Hồng Nhung. Hai người đã tạo nên một “mối lương duyên” đẹp của nền âm nhạc Việt.

Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung
Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung

Thế nhưng, Hồng Nhung cũng từng đón nhận chỉ trích từ những người yêu nhạc Trịnh là phá hỏng nhạc Trịnh khi so sánh với Khánh Ly. Khi ấy nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã lên tiếng bảo vệ: “Hồng Nhung làm mới lại các ca khúc của tôi. Có người thích, có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới, phù hợp với cái tiết tấu của thời đại – một sự lãng mạn mới.”

Sự trong trẻo, tinh khôi từ Hồng Nhung khiến nhạc sỹ xứ Huế như trẻ lại, khiến ông chìm đắm trong những bản nhạc tình. Tình cảm đặc biệt ấy được Trịnh Công Sơn ngầm khẳng định qua ba bài hát ông viết tặng cô: Bống Bồng ơi, Bống không là BốngThuở Bống là người

Thanh Mai