Lợi ích của rau cải cúc đối với sức khỏe
Rau cải cúc còn được gọi với nhiều tên khác như rau cúc, rau tần ô, cúc tần ô, đồng cao, xuân cúc, xoòng hao (tiếng Tày). Người ta thường chỉ sử dụng cành và lá cải cúc. Cải cúc có thể sử dụng tươi hoặc đem phơi khô để dùng dần, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cải cúc không chỉ dùng như một loại rau thông thường mà còn là loại dược liệu quý. Nó chứa nhiều tinh dầu, axit amin (asparagine acid glutamic, acid aminobutyric, alamin, leucin, acid aspartic, prolin, valin), acid 3.5-di-cafeo, vitamin A, B, C, herniarin, gossipitrin, quercimetrin, acid clorogenic…
Cải cúc là 1 loại rau rất tốt cho sức khỏe. |
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị nhạt, ngọt, hơi đắng và the. Rau có mùi thơm, tính mát, tác dụng tán phong nhiệt, kiện tỳ vị, trừ đờm, chữa ho dai dẳng, ăn uống không tiêu, ít sữa, giúp giảm cân...
Cải cúc có thể dùng ăn sống, nấu canh, sắc lấy nước uống... Một ngày dùng 30-50 gram.
Những người không nên ăn rau cải cúc
- Người đang có huyết áp thấp
Rau cải cúc rất tốt cho sức khỏe của những người đang bị huyết áp cao. Tuy nhiên, những người đang có huyết áp thấp không nên ăn loại rau này vì nó có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp. Một số trường hợp huyết áp bình thường nhưng ăn quá nhiều rau cải cúc cũng có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.
- Trẻ dưới 1 tuổi
Rau cải cúc vốn có nhiều chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng không phù hợp với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, ăn rau cải cúc sẽ gây khó tiêu. Nếu sử dụng cải cúc để trị ho cũng không nên áp dụng với các bé dưới 1 tuổi.
- Người bị tiêu chảy, cảm lạnh
Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy không nên ăn rau cải cúc. Loại rau này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn vì rau có tính mát, vị đắng. Khi bị tiêu chảy, tốt nhất không nên ăn các thực phẩm tính mát như vậy để tránh tình trạng bệnh chuyển xấu hơn.
Khi bị lạnh bụng, cảm lạnh, thương hàn, người bệnh cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm có tình hàn như rau cải cúc. Nếu vẫn muốn ăn loại rau này, tốt nhất nên chờ cho cơ thể khỏe lại hoặc khi nấu phải kết hợp với các loại nguyên liệu có tính ấm khác như gừng để cân bằng.
Tuy nhiên, một số người đang sử dụng thuốc, người tiêu chảy, cảm lạnh, trẻ dưới 1 tuổi,...lại không nên ăn rau cải cúc. |
- Người đang sử dụng thuốc
Những người đang sử dụng thuốc trị bệnh như thuốc trị gout, mỡ máu cáo, thuốc ức chế miễn dịch, insulin... nên hạn chế sử dụng rau cải cúc.
Rau cải cúc lành tính nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều (đặc biệt là phần giữa nụ hoa) vì rau có chứa pyrethrin, có thể gây ra tác dụng phụ nếu đi vào cơ thể với liều lượng lớn. Loại rau này cũng gây ra phản ứng dị ứng nhất là với người hay bị dị ứng phấn hoa.
Những người đang có huyết áp thấp cũng không nên ăn món rau này. |
Khi dùng rau cải cúc, phải rửa thật sạch và nấu chín để tránh nhiễm trứng giun.
Cải cúc được sử dụng như một loại dược liệu nhưng tác dụng sẽ chậm, cần thực hiện liên tục 3-10 ngày để thấy kết quả. Tuy nhiên, người đang gặp các vấn đề về sức khỏe tốt nhất vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp.
Bún riêu, miến xào cua của Việt Nam lọt top 100 món ăn ngon nhất thế giới
Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas đã bình chọn bún riêu và miến xào cua của VN là 2 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.