Sai lầm thứ nhất: Sử dụng lại đơn thuốc cũ khi bệnh
Lối suy nghĩ bệnh cũ tái phát, chỉ cần dùng lại đơn thuốc cũ mà không cần đi khám hay có chỉ định của bác sỹ là vô cùng sai lầm. Bạn nên biết, một đơn thuốc bác sỹ kê sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi.
Tự ý dùng lại đơn thuốc cũ sẽ khiến bệnh không khỏi, nhiều khi còn tái đi tái lại. Nguồn: thuvienbinhthuan.com.vn |
Bệnh cũ có thể bị tái phát nhưng lần này tiến triển nặng hơn. Hoặc triệu chứng bệnh có vẻ giống như bệnh cũ nhưng lần này lại là bệnh khác. Cả 2 trường hợp trên dùng đơn thuốc cũ là không đúng, thậm chí là nguy hiểm.
Sai lầm thứ hai: Tự ý mua thuốc về dùng
Khi bị bệnh, thay vì đi khám để bác sỹ chẩn đoán và chỉ định thuốc, một số người đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về dùng. Đây được gọi là “tự ý dùng thuốc”.
Việc tự ý dùng thuốc có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý” dẫn đến các tác hại không lường hết. Nguồn: bachmai.gov.vn |
Nhiều trường hợp hễ bị cảm sốt là ra hiệu thuốc mua kháng sinh thông dụng như ampicillin, amoxicillin, cephalexin… để uống. Và dùng kháng sinh một cách tùy tiện, uống một vài viên khi thấy hết triệu chứng là thôi. Tình trạng sử dụng thuốc một cách tùy ý, tùy tiện như vậy khiến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phổ biến, lan rộng.
Sai lầm thứ ba: Dùng thuốc sai liều lượng
Nhiều người bệnh, dù đã đi khám và được kê đơn theo chỉ định của bác sỹ nhưng lại dùng không đúng liều hoặc dùng thuốc không đủ liều do quên, hoặc có tâm lý sợ thuốc gây hại cho mình. Dùng thuốc quá liều do tâm lý nôn nóng muốn mình mau hết bệnh đã dùng thuốc nhiều lần hơn so với chỉ định của bác sỹ.
Tình trạng trên thường xảy ra với những loại thuốc liên quan đến mũi, họng. Tuy nhiên, thói quen trên rất có hại. Như dùng thuốc cường giao cảm co mạch nhỏ mũi (naphazoline) trị sổ, nghẹt mũi và dùng kéo dài (thường chỉ nhỏ mũi trong 5 ngày) sẽ bị “viêm mũi do thuốc”.
Nguồn: thanhnien.vn |
Dồn thuốc uống 2-3 lần trong ngày thành uống một lần duy nhất trong ngày cho tiện, đỡ quên. Uống như thế liều tăng lên gấp bội sẽ gây hại. Hoặc thấy bệnh tình sau thời gian uống thuốc đã thuyên giảm lại tự ý giảm liều lượng thuốc đang uống so với bác sỹ chỉ định cũng khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, dễ bị nhờn thuốc.
Sai lầm thứ tư: Sai lầm trong cách uống thuốc
Nghiền, bẻ nhỏ thuốc: Đây là sai lầm thường gặp, đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Việc làm này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người dùng.
Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể, nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm.
Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Nguồn: tinhte.vn |
Với một số bệnh nhân đặc biệt (trẻ em, người mắc bệnh nuốt khó hay bệnh nhân có đặt ống thông dạ dày, người cao tuổi), rất khó khi phải uống nguyên viên thuốc. Vì vậy, bác sĩ điều trị thường lựa chọn đường dùng khác thay thế hoặc bất đắc dĩ phải dùng giải pháp nhai, nghiền hay bẻ nhỏ viên thuốc. Với những trường hợp này, nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.
Nằm uống thuốc: Với tư thế này, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc.
Vận động ngay sau khi uống thuốc: Vừa uống thuốc xong đã tập thể thao hay tham gia vận động ngay là điều không nên làm. Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thụ và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
Sai lầm thứ năm: Cho trẻ dùng thuốc của người lớn
Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (xirô, thuốc uống giọt, hỗn dịch, nhũ dịch).
Nguồn: Marrybaby.vn |
Có trường hợp bố mẹ vô tình hay cố ý dùng thuốc dành cho người lớn rồi nghiền viên thuốc ra thành bột mịn và phân liều cho trẻ uống. Như nghiền viên paracetamol 500 mg và lấy 1/4 hay 1/5 lượng viên này hòa với nước cho trẻ uống. Làm như thế có thể lấy liều không đúng hoặc phá hỏng dạng thuốc gây hại cho trẻ (như phá hỏng dạng thuốc bao tan ở ruột gây hại dạ dày của trẻ).
Sai lầm thứ sáu: Báo quản thuốc không đúng cách
Cần lưu ý phải lưu giữ thuốc đang dùng chữa bệnh ở nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào. Nên lưu trữ thuốc đang dùng chữa bệnh trong tủ gọi là tủ thuốc là tốt nhất, tránh trưởng hợp để thuốc bừa bãi, trẻ nhỏ trong nhà lấy nghịch hoặc uống nhầm.
Gia đình nên có một tủ riêng để chứa và bảo quản thuốc được tốt hơn. Nguồn: phunuvietnam.vn |
Một số loại thuốc kháng sinh sau khi mở nắp cần được cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc, cũng cần lưu ý bảo quản cho đúng để đảm bảo chất lượng thuốc.
Tìm ra loại thuốc mới giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy
Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một loại thuốc mới để điều trị ung thư tuyến tụy với kết quả ban đầu đầy hứa hẹn.