Những sự thật ít biết về Hồng quân Liên Xô

Lính Hồng quân được trao tặng quần cho lòng dũng cảm hay lạc đà đã góp phần vào chiến thắng trong Thế chiến thứ 2 là một vài sự thật thú vị.

1. Từ thời Xô-viết, ngày 23/2 đã được chọn là ngày của Hồng quân. Đây chính là ngày mà Hồng quân đã đánh bại đội quân Kaiser của Đức gần thành phố Pskov (Nga) và Narva vào năm 1918.

Hồng quân lấy ngày đánh bại đội quân Kaiser (23/2/1918) làm ngày kỷ niệm chính thức.
Hồng quân lấy ngày đánh bại đội quân Kaiser (23/2/1918) làm ngày kỷ niệm chính thức.

Ngày 28/1/1918, sắc lệnh thành lập Hồng quân công nhân và nông dân được ban hành, và đây đáng nhẽ mới là ngày được chọn làm ngày lễ chính thức. Thế nhưng vào ngay năm sau, chính quyền đã quên không đánh dấu ngày lễ kỉ niệm đầu tiên này nên ngày lễ được hoãn sang tháng 2.

2. Chiếc mũ vải có tên “budenovka” (được đặt theo tên của vị chỉ huy Semyon Budyonny) đã từng là một trong những biểu tượng chính của Hồng quân. Theo một giả thuyết, chiếc mũ được thiết kế vào năm 1918 và được giới thiệu như một phần của đồng phục Hồng quân vào ngay năm sau.

Chiếc mũ budenovka từng là biểu tượng của Hồng quân có lịch sử ra đời thú vị (Ảnh: МАММ/МDF/russiainphoto).
Chiếc mũ budenovka từng là biểu tượng của Hồng quân có lịch sử ra đời thú vị (Ảnh: МАММ/МDF/russiainphoto).

Thế nhưng theo một lý thuyết khác, chiếc mũ budenovka này đã được thiết kế từ năm 1915, ngay trong Thế chiến thứ nhất. Theo kế hoạch, những binh sĩ chiến thắng của Nga sẽ đội chúng khi diễu hành qua khắp các khu phố tại Berlin (Đức) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Thế nhưng cuộc chiến đã diễn ra hoàn toàn khác so với những gì mà Sa hoàng Nicholas II hy vọng, và những chiếc mũ này đã phải nằm trong các kho hàng cho đến khi được phát hiện bởi Hồng quân.

Và những chiếc mũ budenovkas này sau đó đã bị thay thế bởi không đủ giữ ấm cho quân đội trong những ngày giá buốt.

3. Có lẽ thật khó tin nhưng có những trung đoàn trong đội ngũ Hồng quân đã từng một lần đeo trên mình biểu tượng Swastika (卐). Biểu tượng Aryan cổ này là một phần trong phù hiệu trên vai của những người thuộc bộ tộc thiểu số Kalmyk (đều là Phật tử), và đây chính là những người nổi bật nhất đã chiến đấu trên mặt trận Đông Nam chống lại lực lượng Bạch vệ của Anton Denikin. Biểu tượng swastika này đã được Hồng quân sử dụng cho tới năm 1920.

Biểu tượng Swastika đã từng được một số trung đoàn của Hồng quân đeo trên mình.
Biểu tượng Swastika đã từng được một số trung đoàn của Hồng quân đeo trên mình.

4. Ở giai đoạn đầu của cuộc nội chiến, lực lượng Hồng quân đã phải chịu cảnh thiếu vũ khí và quân phục. Trước khi các huân chương và điều lệnh trở nên phổ biến, các quân lính và sĩ quan đã được trao tặng cho sự dũng cảm bằng đồng hồ, ủng, yên ngựa và áo. Một binh sĩ thậm chí còn được trao tặng một chiếc hộp bằng vàng của Hoàng hậu Catherine đại đế. Trong quân đoàn kỵ binh thứ nhất, một binh sĩ ưu tú đã được trao tặng một chiếc quần dài màu đỏ.

Một số đồ dùng thiết yếu đã từng được sử dụng làm quà trao tặng binh sĩ cho lòng quả cảm (Ảnh: russiainphoto)
Một số đồ dùng thiết yếu đã từng được sử dụng làm quà trao tặng binh sĩ cho lòng quả cảm (Ảnh: russiainphoto)

5. Trong lực lượng Hồng quân không hề có chức danh “Sĩ quan” cho tới tận năm 1943. Thay vào đó, Hồng quân có chức danh “Chỉ huy”. Đây là những người được phân biệt không bằng các phù hiệu ở cầu vai (điều cũng bị cấm) mà bằng những phù hiệu ở cổ áo và dây đai.

Cấp bậc sĩ quan cùng trang phục có huy hiệu ở cầu vai từng bị cấm trong lực lượng Hồng quân Liên Xô (Ảnh: МАММ/МDF/russiainphoto).
Cấp bậc sĩ quan cùng trang phục có huy hiệu ở cầu vai từng bị cấm trong lực lượng Hồng quân Liên Xô (Ảnh: МАММ/МDF/russiainphoto).

Cấp bậc sĩ quan cùng cầu vai đã được phục hồi sau chiến thắng tại trận chiến Stalingrad lịch sử. Khi đó, lãnh đạo tối cao của liên bang Xô-viết là Stalin được tin là đã có mong muốn liên kết lực lượng Hồng quân với chiến thắng lịch sử vinh quang của quân đội Nga tới cuộc cách mạng năm 1917.

6. Đã có lúc, lực lượng Hồng quân có lạc đà dã chiến trong hàng ngũ cấp bậc. Chúng được triển khai cùng lực lượng quân đội dự bị thứ 28 gần thành phố Astrakhan vào mùa hè năm 1942, trong giai đoạn đầu của trận chiến Stalingrad.

Lạc đà từng có cấp bậc trong lực lượng Hồng quân, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và pháo binh (Ảnh: Viktor Temin/МАММ/МDF/russiainphoto).
Lạc đà từng có cấp bậc trong lực lượng Hồng quân, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa và pháo binh (Ảnh: Viktor Temin/МАММ/МDF/russiainphoto).

Hơn 300 con lạc đà được tận dụng để vận chuyển hàng hóa và pháo binh, di chuyển một quãng đường dài từ bên sông Volga cho tới Berlin (Đức).

7. Lực lượng Hồng quân là lực lượng đông nhất vào đầu năm 1945 (11.365.000 binh sĩ). Tuy nhiên, nền kinh tế Xô-viết suy yếu sau chiến tranh đã khiến lực lượng hùng hậu này không thể duy trì, và con số này cũng không còn cần thiết trong thời bình.

Lực lượng Hồng quân từng là lực lượng có số binh sĩ đông nhất vào đầu những năm 1945 (Ảnh: Anatoly Morozov/МАММ/МDF/russiainphoto).
Lực lượng Hồng quân từng là lực lượng có số binh sĩ đông nhất vào đầu những năm 1945 (Ảnh: Anatoly Morozov/МАММ/МDF/russiainphoto).

Trong vòng 3 năm sau chiến thắng, quá trình xuất ngũ quy mô lớn đã làm giảm số lượng binh sĩ xuống còn 2.874.000 vào năm 1948. Trong những năm hậu chiến tranh đó, nghĩa vụ quân sự bắt buộc tạm thời bị dừng lại để tận dụng lực lượng xây dựng đất nước.

8. Năm 1946, lực lượng Hồng quân đổi tên chính thức thành “Quân đội Xô-viết”. Stalin cho rằng cụm từ “Xô-viết” sẽ giúp quy tụ toàn dân tộc trong lựa chọn phát triển quốc gia theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Hồng quân chính thức đổi tên là
Hồng quân chính thức đổi tên là "Quân đội Xô-viết" vào năm 1946 (Ảnh: Vasily Malyshev/Sputnik).

9. Cuộc vây hãm dài nhất trong lịch sử của Quân đội Xô-viết xảy ra trong cuộc chiến tại Afghanistan, được biết đến với cái tên “Cuộc đình chiến Rukha”. Trong 3 năm và 10 tháng, Trung đoàn súng trường 682 buộc phải giữ các vị trí trên một cao nguyên nhỏ tại một ngôi làng bỏ hoang của Rukha (Afghanistan), nằm trong hẻm núi Panjshir.

Cuộc vây hãm tại Afghanistan là cuộc bao vây dài nhất trong lịch sử của Quân đội Xô-viết (Ảnh: Getty Images).
Cuộc vây hãm tại Afghanistan là cuộc bao vây dài nhất trong lịch sử của Quân đội Xô-viết (Ảnh: Getty Images).

Với ba phía được bao quanh bởi núi, Quân đội Xô-viết đã ngày đêm đối mặt với những đợt súng cối và súng trường từ quân đội 13.000 binh sĩ của tướng chỉ huy của Afghanistan, Ahmad Shah Massoud.

Trong suốt thời gian bao vây, trung đoàn cuối cùng đã buộc phải rút khỏi hẻm Panjshir vào tháng 5/1988, 386 người đã hy sinh.

10. Cuộc tập trận lớn và ấn tượng nhất trong lịch sử Quân đội Xô-viết mang tên Zapad-81 với số lượng tham gia lên tới 100.000 người, bao gồm lực lượng quân đội, không quân, quân chủng không quân và hải quân. Nếu nói về quy mô, buổi diễn tập này được so sánh ngang với những chiến dịch chính của Thế chiến thứ hai.

Zapad-81 là buổi diễn tập lớn và ấn tượng nhất trong lịch sử Quân đội Xô-viết (Ảnh: V. Kiselyov/Sputnik).
Zapad-81 là buổi diễn tập lớn và ấn tượng nhất trong lịch sử Quân đội Xô-viết (Ảnh: V. Kiselyov/Sputnik).

Mục đích chính của Zapad-81 là để cho các quốc gia NATO thấy được rằng, Quân đội Xô-viết có đủ khả năng đánh bại những lực lượng hùng mạnh trong một khoảng thời gian tính bằng ngày mà không cần tới những vũ khí hạt nhân.

TM (theo russia beyond)

Vì sao Việt Nam chiến thắng còn Mỹ thất bại trong cuộc chiến Covid-19?

Vì sao Việt Nam chiến thắng còn Mỹ thất bại trong cuộc chiến Covid-19?

Thành công trongcuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam đều nhờ khả năng điều phối người dân, định hướng truyền thông và kiểm soát doanh nghiệp một cách đồng bộ.