Phải đóng thuế 7% ở các dịch vụ Cắt tóc, gội đầu, karaoke,... có hợp lý?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Cắt tóc, gội đầu, karaoke, vũ trường, bi - a... phải đóng thuế 7%.

Từ 1/8/2021, các loại hình phải chịu mức thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thuế thu nhập cá nhân 2% bao gồm dịch vụ lưu trú, dịch vụ bưu chính, dịch vụ môi giới, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan...

Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc đóng thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thuế thu nhập cá nhân.

Các dịch vụ như tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; dịch vụ may đo, giặt là, cắt tóc, làm đầu, gội đầu; dịch vụ sửa chữa bao gồm sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình... cũng chịu mức thuế này. Thuế suất cao nhất 10% (thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập cá nhân 5%) thuộc về lĩnh vực cho thuê tài sản gồm cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

Cho thuê tài sản gồm cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ chịu mức thuế 10%.

Trước những ảnh hưởng nặng nề do liên tiếp các đợt dịch Covid-19 bùng phát, nhiều hiệp hội doanh nghiệp và Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành đã liên tục gửi đơn kiến nghị giảm phí, thuế, như giảm đến 5% lãi suất cho vay, giảm thuế giá trị gia tăng về 0%... Kết quả khảo sát cho thấy, cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ 11% doanh nghiệp cho biết họ "không bị ảnh hưởng gì".

Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ. Điều đáng nói, tác động của đại dịch với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc biệt lớn. Cụ thể, Covid tác động tới 97% doanh nghiệp tư nhân trong ngành may mặc, thông tin truyền thông 96%, sản xuất thiết bị điện 94%. Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao như bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%), nông nghiệp/thuỷ sản (95%). Tuy nhiên, ông Tuấn cũng lưu ý, mỗi ngành có những phân ngành nhỏ hơn bên trong và do đó mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các phân ngành cụ thể sẽ có những khác biệt.

Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác như giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid- 19.

Nhật Hạ