Chị gái tôi sở hữu một căn nhà 80m vuông, là tài sản của bố mẹ tôi cho chị gái trước khi cưới. Chị tôi lo lắng căn nhà sẽ bị chia đôi cho chồng. Tôi đem thắc mắc này đi hỏi luật sư thì được tư vấn như sau:
Quy định của pháp luật về chia tài sản trước hôn nhân
Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Phân chia tài sản trước hôn nhân như thế nào? |
Về tài sản chung, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Về nguyên tắc, việc phân chia tài sản vẫn ưu tiên dựa vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng. |
Phân chia ngôi nhà như thế nào
Về hiện trạng ngôi nhà, luật sư chưa rõ đã bị nhập vào khối tài chung của vợ chồng hay chưa nên phân ra thành 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Ngôi nhà vẫn chưa bị nhập vào khối tài sản chung
Trường hợp này, căn chung cư là của bố mẹ cho chị trước khi kết hôn được xác định là tài sản riêng của chị. Với tài sản riêng, khi ly hôn, tài sản riêng vẫn thuộc sự sở hữu của chị theo quy định tại khoản 4 Điều 59 và khoản 1 Điều 62 Luật Hôn nhân & Gia đình, theo đó “Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó”, Bạn sẽ có quyền định đoạt tài sản này mà không cần thỏa thuận hay sự đồng ý của người chồng.
Trường hợp 2: Ngôi nhà đã bị nhập vào khối khối tài sản chung
Nếu chị đã sáp nhập căn chung cư đó thành tài sản chung sau khi kết hôn thì tài sản sẽ được chia theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014, cụ thể: “Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
Khi có tranh chấp về tài sản, cần phải chứng minh được đó là tài sản trước khi kết hôn. |
Như vậy, về nguyên tắc, việc phân chia tài sản vẫn ưu tiên dựa vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được và bên còn lại có yêu cầu chia thì Tòa án sẽ xem xét và chia bằng giá trị phần tài sản đã đóng góp vào khối tài sản đó.
Tài sản trước hôn nhân là tài sản riêng và chị ấy có quyền sở hữu sau khi ly hôn. Tuy nhiên đôi khi ly hôn và có tranh chấp về tài sản, cần phải chứng minh được đó là tài sản có được trước khi kết hôn. Nếu chị của bạn không chứng minh được thì đó được xem là tài sản chung và chị sẽ bị thiệt thòi.
Cha mẹ ly hôn, con cái có được chia tài sản?
Khi ly hôn, có rất nhiều người con đòi cha mẹ phải chia tài sản cho mình. Vậy con cái có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn?