Vụ việc ông Trần Văn Mai, Phó chủ tịch UBND xã Long Bình, TX.Ngã Năm (Sóc Trăng) nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, sau khi bị tố giác nhiều lần trộm quần lót một cô gái cùng xóm.
Việc trộm đồ lót có thể hiểu là hành vi “loạn dục đồ vật”. |
Mới đây, trên mạng xã hội lại có thêm clip phản ánh hành vi tương tự ở Bình Phước. Một người đàn ông lạ mặt đã trộm đồ lót của chị N.T. (ngụ xã Phú Văn, H.Bù Gia Mập, Bình Phước).
Theo chia sẻ của chị N.T, chị kiểm tra quần áo thì thấy thiếu một số đồ lót của mình. Nghi ngờ có điều bất thường, chị quay camera của gia đình hướng về phía khu vực phơi đồ thì bất ngờ ghi lại được hình ảnh một người đàn ông khoảng 30 tuổi dùng cây gỗ khều móc phơi đồ lót của chị T. ra phía hàng rào phía sau. Người đàn ông lạ mặt sau "phi vụ đặc biệt" đã nhanh chóng bỏ đi mất hút.
Một sự việc khác được TS. BS Nguyễn Doãn Phương, nhiều năm kinh nghiệm điều trị và nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh tâm thần chia sẻ: một nam sinh mới 14 tuổi được mẹ đưa tới khám, vì biểu hiện “lạ” là thường xuyên… lấy trộm đồ lót của người nhà.
Nam sinh này đã xem những bộ phim “người lớn” trên internet cùng bạn bè, sau đó về nhà thủ dâm. Sau một lần bắt chước phim, nam sinh lấy trộm đồ lót của mẹ để thủ dâm thì thấy cảm giác thích thú hơn nhiều, nên từ đó cậu thường xuyên “chôm” đồ lót nữ của mọi người trong nhà để mang về phòng riêng thủ dâm, rồi hôm sau lại... đem trả.
Công an TP.HCM cũng đã từng bắt giữ Đinh Hoài Phong (SN 1981, Quận 8, TP.HCM) vì anh này bị bắt quả tang nhiều lần lấy trộm đồ lót của phụ nữ xóm trọ để hôn hít, ngắm nghía và rình mò, quay lén khi chị em tắm. Những chiếc quần bị trộm thường rất sặc sỡ, mới, đẹp, có hoa văn. Phong lấy hàng chục quần lót của chị em phụ nữ đủ các màu sắc trưng ra nền nhà rồi mặc đi mặc lại, ngắm nghía chúng rồi quay clip lại. Khi hỏi tại sao lại lấy trộm đồ lót nữ, Phong khai “Thích mặc đồ đó vì nó mát mẻ và… sướng”.
Những sự việc trên đã giấy lên nhiều thắc mắc trong cộng đồng.
Liệu hành vi trộm đồ lót nữ có phải là một dạng bệnh không? Nếu là bệnh thì chữa trị thế nào? Người vi phạm chịu trách nhiệm pháp lý ra sao?
Thích trộm đồ lót là bệnh lý của người lệch lạc tình dục
Việc trộm đồ lót được hiểu là chứng "loạn dục đồ vật" cần phải trị liệu; điều trị tâm lý về hành vi. |
Bác sĩ chuyên khoa 2 tâm thần kinh Trần Minh Khuyên, phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP.HCM chia sẻ, hành vi trộm đồ lót nữ là một bệnh lý trong chuyên khoa tâm thần. Theo ICD 10 (bảng phân loại quốc tế về bệnh lý) thì hành vi “loạn dục đồ vật” có mã số F65.0.
Người mắc bệnh này thường sử dụng một số đồ vật vô tri như là 1 kích thích gợi dục và thoả mãn tình dục. Các đồ vật gợi dục tùy theo từng người (áo ngực, quần lót nữ...).
Các bệnh nhân này thường có cơn xung động khi đang làm việc, người bệnh bứt rứt đứng ngồi không yên buộc phải chạy ra ngoài để đi tìm các đồ vật đó... Chẳng hạn như đến các nhà trọ nữ ăn trộm quần áo lót họ đem về cầm nắm, ngửi, để trong người và thỏa mãn... cơn khoái cảm lên tột đỉnh như là quan hệ tình dục. Sau đó họ qua cơn và trở lại làm việc bình thường.
Theo bác sĩ Khuyên, ông đã nhiều lần giám định pháp y về các ca này, họ vào nhà ăn trộm và bi phát hiện, nhưng đối tượng không lấy nhưng vật có giá trị như điện thoại, xe cộ nhưng họ chỉ lấy đồ lót... Vì vậy họ bị mọi người nói là biến thái. Cuối cùng đi giám đinh, xác định họ bị bệnh "loạn dục đồ vật" nên họ không truy tố, chỉ đưa đi trị bệnh bắt buộc.
Bác sĩ Khuyên cho rằng, việc kỷ luật một người bi bệnh như thế thì không có tác dụng, hay việc bỏ tù 1 người bệnh có bệnh lý tâm thần thì không đúng. Bỏ tù 1 người là răn đe dạy dỗ, nhưng với người bệnh tâm thần thì việc bỏ tù, kỷ luật thì không có tác dụng, không đúng, bởi khi có cơn xung động thì họ sẽ bất chấp tất cả để chạy đi tìm đồ vật yêu thích nhằm để thỏa mãn.
Việc trộm đồ lót được hiểu là chứng "loạn dục đồ vật" cần phải trị liệu; điều trị tâm lý về hành vi. Nếu người bệnh có rối loạn lo âu hay trầm cảm thì dùng thuốc giảm rối loạn lo âu, trầm cảm…
Bệnh này có thể chữa được nhưng rất mất thời gian. |
Cùng ý kiến trên, một chuyên gia tâm lý khác cũng cho biết các trường hợp này thuộc chứng bệnh tâm thần trong nhóm bệnh loạn dục. Nguyên nhân căn bệnh trên là do những phát triển tâm lý không bình thường của người bệnh. Hoặc có thể do cấu trúc não bẩm sinh, sinh ra hành vi bất thường, không theo ý muốn.
Ngoài ra yếu tố xã hội, môi trường sinh sống, gia đình cũng có thể làm thay đổi tâm sinh lý của những con người bình thường trở nên như vậy. Bệnh này có thể chữa được nhưng rất mất thời gian. Có thể kết hợp dùng thuốc đặc trị hoặc sử dụng liệu pháp tâm lý, thay đổi môi trường cho người bệnh.
Thời tiết chuyển mùa, viêm mũi dị ứng lại làm khó người bệnh
Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi thời tiết lúc chuyển mùa, tuy không gây nguy hiểm, song lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.