Ô nhiễm không khí, người dân đua nhau cài app đo chất lượng

Chưa rõ khu vực mình thế nào, ảnh hưởng ra sao, nhiều người bắt đầu tìm kiếm, sử dụng các ứng dụng đo không khí khiến lượng tải về tăng mạnh.

Hiện tượng bầu trời mù mịt cùng các thông tin như có sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm: bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO. Đặc biệt, ngày 20/9 bụi lơ lửng tăng gấp 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần. Nhiều ghi nhận cho thấy có sự gia tăng bụi mịn PM10, PM 2.5 gia tăng từ 1,9-2,2 lần. Loại bụi mịn này được khuyến cáo gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trên các phương phương tiện đã khiến nhiều người lo lắng.

Ô nhiễm không khí, người dân đua nhau cài app đo chất lượng

Hiện tượng bầu trời mù mịt cùng các thông tin như có sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm: bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO khiến nhiều người hoang mang. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 9 chỉ số bụi lơ lửng tăng gấp 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần.

Bên cạnh đó, nhiều ghi nhận cho thấy có sự gia tăng bụi mịn PM10, PM 2.5 gia tăng từ 1,9-2,2 lần. Đây là loại bụi mịn này được khuyến cáo gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội.

Lượng tải app tăng đột biến

Chưa rõ khu vực mình thế nào, ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm ra sao, nhiều người bắt đầu tìm kiếm các ứng dụng (app) đo chất lượng không khí. Những cái tên như Air Quality Air Visual, Air Quality, Real Time AQI, Air Quality Index Brezoo Meter, AMAir… có sự gia tăng đột biến về lượng tải về.

Ô nhiễm không khí, người dân đua nhau cài app đo chất lượng

Đơn cử như Air Quality Air Visual hiện có hơn 1 triệu lượt tải. Đây là những ứng dụng miễn phí có sẵn trên Play Store (Android) hoặc App Store (iOS).

Người dùng thấy ứng dụng nào mình thích và được giới thiệu phù hợp với mong muốn của mình, dễ dàng tải về cài đặt. Sau đó lựa chọn vị trí thành phố mình sinh sống. Ứng dụng đưa ra các mức màu sắc cảnh báo về ô nhiễm không khí. 

Hiện hầu hết các ứng dụng đều miễn phí nên chỉ trong thời gian ngắn, app nào cũng có lượt tải khủng. Về phương thức hoạt động, nhìn chung các app có cùng kiểu đo và cách sử dụng khá giống nhau trong việc đo và trả kết quả. Sau khi cài đặt, ở lần sử dụng đầu tiên, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập vị trí để biết thành phố người dùng đang sinh sống.

Ngoài ra, có ứng dụng yêu cầu người dùng cập nhật dữ liệu lên phiên bản mới nhất (lưu ý là nên dùng kết nối wifi để tải vì dữ liệu cập nhật thường khá lớn). Sau đó, ứng dụng sẽ đưa ra thông tin về tình trạng không khí nơi bạn sinh sống với màu sắc và thông tin cảnh báo. Có rất nhiều thông số trả về khi bạn dùng app để đo, tuy nhiên thông số cần quan tâm hơn cả là chỉ số Air Quality Index (AQI)- chất lượng của không khí.

Ô nhiễm không khí, người dân đua nhau cài app đo chất lượng

 Người dùng sẽ nhấn vào địa điểm mình đang sống để xem chỉ số AQI hiện tại cũng dự báo tương lai trong vài giờ tiếp theo, ngày tiếp theo. 

Nếu AQI ở mức 0-50 nghĩa là không khí ở mức độ “sạch”, ở mức 51-100 là không khí ở mức độ “trung bình”, từ mức 101-150 nghĩa là không tốt cho một số nhóm người nhạy cảm (những người có vấn đề về hô hấp, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai...), từ mức 151-200 nghĩa là không khí ở mức độ không tốt cho mọi người và nếu chỉ số AQI từ 201-300 là tình hình đã ở mức báo động. Thậm chí, nếu chỉ số AQI tăng lên từ 301-500 nghĩa là ô nhiễm không khí đã lên mức cực kỳ nguy hiểm.

Chất lượng app có đáng tin?

Tương ứng với các mức AQI là màu sắc và các dòng thông tin cảnh báo cho người dùng. App Air Quality Air Visual có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Sau khi lựa chọn thành phố mình đang sinh sống, app sẽ đưa ra các mức màu sắc cảnh báo về ô nhiễm không khí. Màu cam được xem là có nguy hại đến sức khỏe. Tương tự là Air Quality, Real Time AQI cho phép quan sát mức độ ô nhiễm tại nhiều thời điểm trong ngày. Người dân nên hạn chế ra đường khi các ứng dụng này cảnh báo không khí đang ở mức độ nguy hiểm.

Ô nhiễm không khí, người dân đua nhau cài app đo chất lượng

Đua nhau cài app nhưng có một vấn đề nhiều người không để ý đến là app hoạt động phụ thuộc vào các trạm quan trắc chất lượng không khí hiện tại. Càng nhiều trạm quan trắc thì khi dùng ứng dụng đo, thông số thể hiện trên ứng dụng sẽ càng chính xác.

Trong khi đó, các trạm quan trắc chất lượng không khí chỉ được đặt tại vài địa điểm trong thành phố. Ở những khu vực xa trạm quan trắc, thông số thể hiện trên ứng dụng chắc chắn sẽ không đạt độ chính xác cần thiết. Do đó, thông tin trên ứng dụng chỉ nên dùng để tham khảo chứ không mang tính quyết định vì nhiều nơi app đo không gần vị trí thuận lợi của trạm quan trắc.

Trong thời điểm hiện tại, người dùng chỉ nên xem app đo chất lượng không khí như một kênh thông tin tham khảo. Chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách mang khẩu trang chuyên dụng khi ra đường, trang bị máy lọc không khí trong gia đình để ngăn chặn và cải thiện chất lượng không khí xung quanh mình.

ÁI DÂN

Cháy rừng từ Indonesia làm ô nhiễm không khí TPHCM

Cháy rừng từ Indonesia làm ô nhiễm không khí TPHCM

TPHCM những ngày qua bị sương mù màu trắng đục bao phủ, không khí ô nhiễm là do khói mù từ vụ cháy rừng ở Indonesia.